LƯU Ý MÃ NGÀNH NGHỀ ĐĂNG KÝ KINH DOANH VỀ LẮP ĐẶT MÁY MÓC VÀ THIẾT BỊ
LƯU Ý MÃ NGÀNH CÔNG TY KINH DOANH VỀ LẮP ĐẶT MÁY MÓC VÀ THIẾT BỊ
Bài viết Lưu ý mã ngành công ty kinh doanh về lắp đặt máy móc và thiết bị Công ty Luật Gia Minh xin tư vấn cho quý khách về mã ngành nghề đăng ký kinh doanh của công ty về lắp đặt máy móc và thiết bị theo đúng quy định của pháp luật để khách hàng thuận tiện hơn trong quá trình mã hóa ngành nghề kinh doanh khi thành lập công ty về lắp đặt máy móc và thiết bị.
Mã ngành nghề sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị được mã hóa theo hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam
Ngành nghề sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị gồm:Sửa chữa và bảo dưỡng máy móc, thiết bị và sản phẩm kim loại đúc sẵn; Sửa chữa các sản phẩm kim loại đúc sẵn; Sửa chữa máy móc, thiết bị; Sửa chữa thiết bị điện tử và quang học; Sửa chữa thiết bị điện; Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác); Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp:
Bảng chi tiết mã ngành
STT | TÊN NGÀNH | MÃ NGÀNH |
Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị | ||
1 | Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc thiết bị Chi tiết:– Sửa chữa và bảo dưỡng máy móc và thiết bị công nghiệp nhằm khôi phục lại máy móc thiết bị và các sản phẩm khác. Việc bảo dưỡng chung hay định kỳ các sản phẩm này đảm bảo chúng hoạt động hiệu quả và tránh các hỏng hóc và sửa chữa không cần thiết; – Các hoạt động sửa chữa và bảo dưỡng chuyên dụng. Một khối lượng khá lớn công việc sửa chữa cũng được các nhà sản xuất các sản phẩm máy móc thiết bị thực hiện, trong các trường hợp này việc xếp đơn vị tham gia vào các hoạt động sửa chữa và sản xuất này sẽ dựa vào nguyên tắc giá trị gia tăng mà theo thói thường các hoạt động kết hợp này thường được xếp vào sản xuất hàng hoá. Nguyên tắc tương tự cũng được áp dụng với hoạt động thương mại và sửa chữa kết hợp; – Tái tạo và tái sản xuất máy móc thiết bị cũng được coi là hoạt động sản xuất; + Sửa chữa và bảo dưỡng hàng hoá là tài sản cố định cũng như đồ tiêu dùng được phân vào sửa chữa và bảo dưỡng đồ gia dụng (ví dụ sửa chữa thiết bị văn phòng hay đồ nội thất, xem 95240 (Sửa chữa giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự). + Ngành này cũng gồm: Lắp đặt chuyên biệt máy móc. Tuy nhiên, việc lắp đặt thiết bị là một phần không thể tách rời của nhà cửa hoặc cấu trúc tương tự như lắp đặt đường dây, lắp đặt hệ thống điều hoà không khí được phân vào phần xây dựng. Loại trừ:– Làm sạch máy công nghiệp được phân vào nhóm 81290 (Vệ sinh khu nhà và các công trình khác); Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo). – Sửa chữa và bảo dưỡng máy tính và thiết bị liên lạc được phân vào nhóm 951 (Sửa chữa máy vi tính và thiết bị liên lạc); – Sửa chữa và bảo dưỡng đồ dùng gia đình được phân vào nhóm 952 (Sửa chữa đồ dùng cá nhân và gia đình).
| 33 |
2 | Sửa chữa và bảo dưỡng máy móc thiết bị và các sản phẩm kim loại đúc sẵn Chi tiết:– Sửa chữa và bảo dưỡng các sản phẩm kim loại đúc sẵn, máy móc và thiết bị gồm sửa chữa chuyên môn các sản phẩm sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo với mục đích khôi phục lại các sản phẩm kim loại, máy móc, thiết bị này và các sản phẩm khác đi vào hoạt động. – Việc bảo dưỡng chung hay định kỳ các sản phẩm này đảm bảo chúng hoạt động hiệu quả và tránh các hỏng hóc và sửa chữa không cần thiết. Loại trừ:– Tái sản xuất hoặc tái chế tạo máy móc thiết bị được phân vào mã tương ứng trong các ngành từ 25 đến 31; – Làm sạch máy công nghiệp được phân vào nhóm 81290 (Vệ sinh khu nhà và các công trình khác); – Sửa chữa và bảo dưỡng máy tính và thiết bị liên lạc được phân vào nhóm 951 (Sửa chữa máy vi tính và thiết bị liên lạc); Sửa chữa và bảo dưỡng đồ dùng gia đình được phân vào nhóm 952 (Sửa chữa đồ dùng cá nhân và gia đình).
| 331 |
3 | Sửa chữa các sản phẩm kim loại đúc sẵn Chi tiết:– Sửa chữa vào bảo dưỡng các sản phẩm kim loại đúc sẵn của ngành 25 (Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) như : + Sửa chữa các thùng, bể chứa, container bằng kim loại, + Sửa chữa và bảo dưỡng đường ống, + Sửa chữa hàn cơ động, + Sửa chữa các thùng hàng hoá bằng thép của tàu thuỷ, + Sửa chữa và bảo dưỡng các máy phát chạy hơi nước và khí khác, – Sửa chữa và bảo dưỡng các bộ phận phụ cho việc sử dụng máy phát chạy hơi nước như: Tụ điện, bộ phận tiết kiệm, nồi đun sôi, bộ thu nhiệt, ắc quy; – Sửa chữa và bảo dưỡng lò phản ứng hạt nhân, Loại trừ máy tách chất đồng vị; – Sửa chữa và bảo dưỡng nồi hơi điện hoặc dùng cho ngành hằng hải; – Sửa chữa các nồi hơi trung tâm và bộ tản nhiệt; – Sửa chữa và bảo dưỡng vũ khí và quân nhu (bao gồm sửa chữa súng thể thao và giải trí); – Sửa chữa và bảo dưỡng các xe chở hàng, các thiết bị bốc dỡ nguyên vật liệu, v.v cho các tổ chức. Loại trừ:– Sửa chữa hệ thống lò sưởi trung tâm được phân vào nhóm 4322 (Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí); – Dịch vụ thợ khoá được phân vào mã 80200 (Dịch vụ hệ thống bảo đảm an toàn).
| 3311 – 33110 |
Sửa chữa máy móc, thiết bị | ||
4 | Sửa chữa máy móc, thiết bị Chi tiết:– Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện động cơ không tự động; – Sửa chữa và bảo dưỡng máy bơm và thiết bị có liên quan; – Sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị sử dụng điện năng từ thủy lực; – Sửa chữa van; – Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống bánh răng và các bộ phận chuyển động của xe; – Sửa chữa và bảo dưỡng các lò luyện trong công nghiệp; – Sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị vận chuyển bốc dỡ vật liệu; – Sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị làm lạnh thương mại và thiết bị lọc không khí; – Sửa chữa và bảo dưỡng máy móc dùng chung cho mục đích thương mại; – Sửa chữa các dụng cụ cầm tay chạy điện khác; – Sửa chữa và bảo dưỡng các dụng cụ và phụ tùng máy móc cắt kim loại và tạo hình kim loại; – Sửa chữa và bảo dưỡng các dụng cụ máy móc khác; – Bảo dưỡng và sửa chữa máy kéo nông nghiệp; – Sửa chữa máy nông nghiệp và máy lâm nghiệp và lấy gỗ; – Sửa chữa và bảo dưỡng máy luyện kim; – Sửa chữa và bảo dưỡng máy móc trong lĩnh vực khai thác mỏ, xây dựng và khí đốt; – Sửa chữa máy chế biến thực phẩm, đồ uống và thuốc lá; – Sửa chữa và bảo dưỡng máy là hàng dệt, quần áo và da; – Sửa chữa và bảo dưỡng máy làm giấy; – Sửa chữa và bảo dưỡng các máy móc dùng cho mục đích chuyên dụng khác của ngành 28 (Sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu); – Sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị cân; – Sửa chữa máy dùng để tính; – Sửa chữa máy dùng để cộng, máy thu tiền; – Sửa chữa máy tính điện tử hoặc không; – Sửa chữa máy chữ; – Sửa chữa máy photocopy. Loại trừ:Lắp đặt các lò luyện trong công nghiệp và thiết bị đốt nóng khác được phân vào nhóm 4322 (Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hoà không khí).
| 3312 – 33120 |
Sửa chữa thiết bị điện tử và quang học | ||
5 | Sửa chữa thiết bị điện tử và quang học Chi tiết:– Sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị động cơ máy bay; – Sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị kiểm tra bộ phận thoát khí tự động; – Sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị khí tượng; – Sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị kiểm tra và giám sát các tính chất hoá học, vật lý và điện; – Sửa chữa và bảo dưỡng các công cụ dùng để điều tra; – Sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị kiểm tra và phát hiện bức xạ. Nhóm này cũng gồms ửa chữa các dụng cụ và thiết bị chiếu chụp X quang, điện liệu pháp, điện y của nhóm 2660 (Sản xuất thiết bị bức xạ, thiết bị điện tử trong y học, điện liệu pháp); cụ thể : + Sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị hình ảnh cộng hưởng từ trường, + Sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị siêu âm y tế, + Sửa chữa và bảo dưỡng máy điều hoà nhịp tim, + Sửa chữa và bảo dưỡng máy trợ thính, + Sửa chữa và bảo dưỡng máy đo nhịp tim bằng điện, + Sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị nội soi, + Sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị chiếu chụp. – Sửa chữa các dụng cụ và thiết bị quang học, tức là các thiết bị của nhóm 26700 (Sản xuất thiết bị và dụng cụ quang học) như kính lúp, ống nhòm, kính hiển vi (Loại trừ loại dùng nghiên cứu electron và proton), kính thiên văn, lăng kính, và thấu kính (Loại trừ kính mắt), thiết bị chụp ảnh, nếu việc sử dụng chủ yếu trong thương mại. Loại trừ:Sửa chữa máy photocopy được phân vào nhóm 33120 (Sửa chữa máy móc, thiết bị); – Sửa chữa và bảo dưỡng máy tính và thiết bị ngoại vi được phân vào nhóm 95110 (Sửa chữa máy vi tính và thiết bị ngoại vi); Sửa chữa máy chiếu của máy tính được phân vào nhóm 95110 (Sửa chữa máy vi tính và thiết bị ngoại vi); – Sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị liên lạc được phân vào nhóm 95120 (Sửa chữa thiết bị liên lạc); – Sửa chữa tivi và máy quay video thương mại được phân vào nhóm 95120 (Sửa chữa thiết bị liên lạc) – Sửa chữa máy quay video loại dùng cho gia đình được phân vào nhóm 95210 (Sửa chữa thiết bị nghe nhìn điện tử gia dụng); – Sửa chữa các loại đồng hồ được phân vào nhóm 95290 (Sửa chữa đồ dùng cá nhân và gia đình khác).
| 3313 – 33130 |
6 | Sửa chữa thiết bị điện Chi tiết:– Sửa chữa và bảo dưỡng các loại máy biến thế điện, máy biến thế phân loại và máy biến thế đặc biệt – Sửa chữa và bảo dưỡng môtơ điện, máy phát điện và bộ môtơ máy phát điện, – Sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị tổng đài và thiết bị chuyển đổi, – Sửa chữa và bảo dưỡng các rơle và bộ điều khiển công nghiệp, – Sửa chữa và bảo dưỡng pin và ắc quy, – Sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị điện chiếu sáng, – Sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị dây dẫn điện và thiết bị không dẫn điện để dùng cho các mạch điện. Loại trừ:– Sửa chữa và bảo dưỡng máy tính và thiết bị ngoại vi của máy tính được phân vào nhóm 95110 (Sửa chữa máy vi tính và thiết bị ngoại vi); – Sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị viễn thông được phân vào nhóm 95120 (Sửa chữa thiết bị liên lạc); – Sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị điện tử tiêu dùng được phân vào nhóm 95210 (Sửa chữa thiết bị nghe nhìn điện tử gia dụng); – Sửa chữa các loại đồng hồ được phân vào nhóm 95290 (Sửa chữa đồ dùng cá nhân và gia đình khác).
| 3314 – 33140 |
Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải | ||
7 | Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác) Chi tiết:– Sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị vận tải của ngành 30 (Sản xuất phương tiện vận tải khác), trừ mô tô và xe đạp. Tuy nhiên, việc đóng lại hoặc đại tu tại nhà máy tàu thuỷ, đầu máy, ôtô và máy bay được phân vào ngành 30 (Sản xuất phương tiện vận tải khác); – Sửa chữa và bảo dưỡng định kỳ tàu thuyền; vSửa chữa và bảo dưỡng thuyền giải trí; – Sửa các đầu máy xe lửa và toa xe (Loại trừ việc làm mới hoặc chuyển đổi). – Dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng máy bay (Loại trừ việc chuyển đổi, khảo sát và đại tu, làm mới); – Sửa chữa và bảo dưỡng các động cơ máy bay; – Sửa chữa xe ngựa và xe kéo bằng súc vật. Loại trừ:– Tái tạo tàu thuyền tại nhà máy được phân vào nhóm 301 (Đóng tàu và thuyền); – Tái tạo đầu máy và xe chạy đường sắt được phân vào nhóm 30200 (Sản xuất đầu máy xe lửa, xe điện và toa xe); – Sửa chữa máy bay tại nhà máy được phân vào nhóm 30300 (Sản xuất máy bay, tàu vũ trụ và máy móc liên quan); – Việc cạo gỉ và tháo dỡ tàu được phân vào nhóm 3830 (Tái chế phế liệu); – Sửa chữa và bảo dưỡng mô tô và xe máy được phân vào nhóm 454 (Bán, bảo dưỡng và sửa chữa mô tô, xe máy, phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của mô tô, xe máy); – Sửa xe đạp được phân vào nhóm 95290 (Sửa chữa đồ dùng cá nhân và gia đình khác) | 3315 – 33150 |
8 | Sửa chữa thiết bị khác Chi tiết:Sửa chữa lưới đánh bắt cá, bao gồm cả phục hồi; Sửa chữa dây, đòn bẩy, buồm, mái che; Sửa chữa các túi để đựng phân bón và hoá chất; Sửa chữa hoặc tân trang các tấm gỗ pallet kê hàng hoá, các thùng hoặc thùng hình ống trên tàu và các vật dụng tương tự; Sửa chữa máy bắn bóng và máy chơi game dùng tiền xu khác, thiết bị chơi bowling và các vật dụng tương tự; Dịch vụ phục vụ đàn organ và nhạc cụ tương tự. Loại trừ:Sửa chữa các loại đồ dùng gia đình và văn phòng, tân trang các đồ đạc được phân vào nhóm 95240 (Sửa chữa giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự); Sửa xe đạp được phân vào nhóm 95290 (Sửa chữa đồ dùng cá nhân và gia đình khác); Sửa quần áo được phân vào nhóm 95290 (Sửa chữa đồ dùng cá nhân và gia đình khác).
| 3319 – 33190 |
9 | Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp Chi tiết:Lắp đặt máy công nghiệp trong các nhà máy công nghiệp; Lắp đặt thiết bị kiểm soát quá trình công nghiệp; Tháo dỡ các máy móc và thiết bị cỡ lớn; Hoạt động của thợ cối xay; Máy làm đòn bẩy; Lắp đặt các thiết bị chơi bowling.
| 332 – 3320 – 33200 |
Đọc thêm:
- Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
- Thành lập công ty có cần kế toán không?
- Thành lập hộ kinh doanh
Xin giấy phép kinh doanh đối với ngành nghề có điều kiện
Hồ sơ và thủ tục xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm
Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (kèm theo Nghị định 155/2018/NĐ-CP);
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định như sau:
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 35 Luật An toàn thực phẩm;
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
(Căn cứ Điều 36 Luật An toàn thực phẩm)
Hồ sơ và thủ tục xin giấy chứng nhận mã số mã vạch
Hồ sơ đăng ký sử dụng mã số, mã vạch
Đơn đăng ký sử dụng mã số, mã vạch theo quy định tại Mẫu số 12 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 13/2022/NĐ-CP;
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định thành lập.
Như vậy, so với hiện hành thì hồ sơ đăng ký sử dụng mã số, mã vạch có sự thay đổi ở phần đơn đăng ký.
(Khoản 5 Điều 2 Nghị định 13/2022/NĐ-CP, điểm a khoản 1 Điều 19c Nghị định 74/2018/NĐ-CP)
Đơn đăng ký sử dụng mã số, mã vạch
Nộp hồ sơ đăng ký sử dụng mã số, mã vạch ở đâu?
Người đăng ký sử dụng mã số, mã vạch nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.
(Khoản 2 Điều 19a, khoản 2 Điều 19c Nghị định 74/2018/NĐ-CP)
Trình tự đăng ký sử dụng mã số, mã vạch
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng mã số, mã vạch nộp hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Bước 2: Xử lý hồ sơ
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức thẩm định hồ sơ:
Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ để sửa đổi, bổ sung;
Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đóng các khoản phí theo quy định, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận mã số mã vạch.
Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận không quá 03 năm kể từ ngày cấp.
Bước 3: Trả kết quả
Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.
(Điểm a khoản 3 Điều 19c Nghị định 74/2018/NĐ-CP)
Hồ sơ và thủ tục xin giấy đăng ký nhãn hiệu
Tra cứu nhãn hiệu: nhằm kiểm tra có nhãn hiệu trùng hay tương tự với nhãn hiệu của chủ thể khác hay không. Đồng thời đánh giá được khả năng nhãn hiệu đó có được cấp văn bằng bảo hộ hay không.
Có 02 hình thức tra cứu để khách hàng tham khảo và cân nhắc
Tra cứu sơ bộ miễn phí trên đường link http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php Cục SHTT.
Tra cứu có trả phí tra cứu từ Cục SHTT
Hoặc có thể truy cập vào bài viết Hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu để tìm hiểu chi tiết.
Với số lượng đăng ký đơn hằng năm là rất nhiều nên việc tra cứu nhằm đảm bảo khả năng đăng ký nhãn hiệu.
Hồ sơ đăng ký bao gồm:
02 Tờ khai yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (theo mẫu số 04-NH Thông tư 01/2007/TT BKHCN)
05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo (tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm. Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ);
Chứng từ nộp phí, lệ phí.
01 Bản sao y Giấy phép đăng ký kinh doanh có công chứng hoặc chứng minh thư/hộ chiếu/thẻ căn cước công dân để lấy thông tin soạn hồ sơ (mục đích là để lấy thông tin soạn giấy ủy quyền và hồ sơ đăng ký);
01 Giấy ủy quyền (trường hợp cá nhân, tổ chức ủy quyền cho tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp nộp đơn)
Các tài liệu khác (nếu có):
Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);
Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;
Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
Hình thức nộp đơn:
Nộp trực tiếp:
Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ. Cụ thể:
Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
Nộp đơn trực tuyến:
Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.
Đầu tiên, người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi đơn đăng ký nhãn hiệu trên Hệ thống tiếp nhận đơn, khi hoàn thành người nộp đơn sẽ nhận Phiếu xác nhận nộp đơn trực tuyến.
Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi đơn, người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ trong giờ giao dịch để xuất trình Phiếu xác nhận nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có) và nộp phí/lệ phí theo quy định. Sau đó cán bộ nhận đơn sẽ thực hiện việc cấp số đơn vào Tờ khai trên Hệ thống
Trường hợp người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn, tài liệu trực tuyến sẽ bị hủy và Thông báo hủy tài liệu được gửi cho người nộp đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn.
Lưu ý mã ngành nghề đăng ký kinh doanh về lắp đặt máy móc và thiết bị là chia sẻ của Gia Minh về mã ngành nghề đăng ký kinh doanh về lắp đặt máy móc và thiết bị. Chắc chắn qua bài viết trên Quý khách hàng sẽ có cái nhìn cụ thể và thuận lợi hơn trong quá trình lựa chọn mã ngành nghề kinh doanh khi thành lập công ty kinh doanh ngành nghề về lắp đặt máy móc và thiết bị.
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Chứng chỉ hành nghề đại lý thuế là gì?
Dịch vụ báo cáo thuế giá rẻ trọn gói từ 300.000 đồng / tháng
khác nhau giữa báo cáo tài chính riêng lẻ và báo cáo tài chính hợp nhất
Thủ tục thuê đất – thuê nhà xưởng trong khu công nghiệp như thế nào?
Có được đặt tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài hay không?
Phân loại và công bố lưu hành trang thiết bị y tế loại a,b,c,d