Hướng dẫn thành lập địa điểm kinh doanh tại Bạc Liêu

Rate this post

Hướng dẫn thành lập địa điểm kinh doanh tại Bạc Liêu

Bạn đang muốn thành lập địa điểm kinh doanh tại Bạc Liêu; nên cần tìm 1 đơn vị Hướng dẫn thành lập địa điểm kinh doanh tại Bạc Liêu. Hiểu được điều này Gia Minh xin hướng dẫn cụ thể thông qua bài viết dưới đây; để khách hàng hiểu rõ hơn dịch vụ về chúng tôi.

Cách đăng ký kinh doanh thành công 100% tại Bạc Liêu
Cách đăng ký kinh doanh thành công 100% tại Bạc Liêu

Địa điểm kinh doanh là gì?

nghị định 108/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 10 năm 2018 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 78/2015/NĐ – CP hướng dẫn về thủ tục doanh nghiệp đã có một số điểm mới như sau:

“Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh”.

Ưu điểm địa điểm kinh doanh

Thành lập địa điểm kinh doanh có rất nhiều ưu điểm hơn so với chi nhánh hoặc Văn phòng đại diện. Cụ thể:

+ Địa điểm kinh doanh không có mã số thuế mà chỉ có mã số đơn vị trực thuộc.

+ Các loại thuế đối với địa điểm kinh doanh cũng rất đơn giản. Địa điểm kinh doanh chỉ nộp thuế môn bài hằng năm là 1.000.000, VNĐ. Theo quy định tại Điều 17 Thông tư 156. Khai thuế môn bài quy định: “1. Người nộp thuế môn bài nộp Tờ khai thuế môn bài cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc ở khác địa phương cấp tỉnh nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc thực hiện nộp Tờ khai thuế môn bài của đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc.”

Có thể thành lập địa điểm kinh doanh ở tỉnh khác không?

Doanh nghiệp hoàn toàn có thể thành lập địa điểm kinh doanh ở tỉnh khác so với trụ sở chính của mình. Việc này được quy định rõ ràng trong Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn liên quan. Tuy nhiên, cần lưu ý một số điểm sau:

Thủ tục đăng ký:

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Doanh nghiệp cần nộp hồ sơ đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt địa điểm kinh doanh mới.

Hồ sơ bao gồm: Thông báo lập địa điểm kinh doanh, quyết định của chủ sở hữu công ty (đối với công ty TNHH một thành viên) hoặc của Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần) về việc lập địa điểm kinh doanh, và các giấy tờ liên quan khác theo yêu cầu.

Thông báo về việc lập địa điểm kinh doanh:

Sau khi nộp hồ sơ đăng ký, doanh nghiệp cần phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong vòng 10 ngày kể từ ngày chính thức hoạt động tại địa điểm kinh doanh mới.

Đăng ký mã số thuế phụ thuộc:

Địa điểm kinh doanh tại tỉnh khác có thể cần đăng ký mã số thuế phụ thuộc nếu có hoạt động kinh doanh độc lập tại địa điểm đó.

Tuân thủ quy định địa phương:

Địa điểm kinh doanh cần tuân thủ các quy định về đăng ký, quản lý và kiểm tra tại địa phương nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Điều kiện thành lập địa điểm kinh doanh

Chủ thể nào có quyền thành lập địa điểm kinh doanh?

Theo pháp luật hiện hành thì tất cả các doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đều có thể tiến hành thành lập địa điểm kinh doanh theo thủ tục luật định. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh, địa điểm kinh doanh này sẽ thuộc quyền quản lý trực tiếp của chi nhánh.

Tên của địa điểm kinh doanh

Theo quy định tại Điều 40 Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Điều 20 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, tên của địa điểm kinh doanh được quy định như sau:

  • Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
  • Tên của địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh”.
  • Ngoài tên bằng tiếng Việt, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. 
  • Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
  • Tên địa điểm kinh doanh không được đặt trùng, gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký, không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, tên của tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp.

Địa chỉ thành lập địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh phải có trụ sở và trụ sở tuân theo quy định của pháp luật. Địa chỉ trụ sở của địa điểm kinh doanh không được là nhà tập thể, nhà chung cư.

Doanh nghiệp có thể thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh với địa chỉ đăng ký trụ sở chính, nơi mà chưa có chi nhánh thay vì chỉ được lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh.

Địa chỉ đặt địa điểm kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam phải có đầy đủ các đơn vị hành chính sau:

  • Số nhà, ngách, hẻm, ngõ, đường phố/tổ/xóm/ấp/thôn
  • Xã/phường/thị trấn
  • Quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh
  • Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương

Ngành nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh

Ngành nghề đăng ký cho địa điểm kinh doanh bắt buộc phải trùng với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp chính.

Người đứng đầu của địa điểm kinh doanh

Người đứng đầu địa điểm kinh doanh là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự được Doanh nghiệp/chi nhánh bổ nhiệm.

Đọc thêm

Cách đặt tên chi nhánh – đặt tên địa điểm kinh doanh đúng quy định

Thủ tục cập nhật số điện thoại cho địa điểm kinh doanh

Thủ tục thay đổi người đứng đầu địa điểm sản xuất

+ Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh đơn giản, nhanh chóng hơn.

+ Khi chấm dứt địa điểm kinh doanh: Trường hợp doanh nghiệp không có nhu cầu muốn kinh doanh lại địa điểm kinh doanh đã đăng ký thì làm thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh, thủ tục rất gọn nhẹ, nhanh chóng thường chỉ từ 05-07 ngày làm việc thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh đặt trụ sở; không phải làm các thủ tục chốt thuế hay trả con dấu chấm dứt hoạt động như chi nhánh, Văn phòng đại diện.

Nhược điểm của địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh không có quyền đăng ký con dấu riêng và phải kê khai thuế phụ thuộc công ty mẹ và không có tư cách pháp nhân.

Địa điểm kinh doanh có nộp thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng không?

Khi đăng ký địa điểm kinh doanh mới, doanh nghiệp cần lưu ý về các nghĩa vụ thuế bao gồm thuế môn bài và thuế giá trị gia tăng (GTGT). Dưới đây là thông tin chi tiết về các loại thuế này:

Thuế Môn Bài

Thuế môn bài là một loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp hàng năm dựa trên vốn điều lệ hoặc doanh thu. Đối với địa điểm kinh doanh mới, cụ thể là chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh phụ thuộc khác của doanh nghiệp, quy định về thuế môn bài như sau:

Mức thuế môn bài: Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp phải nộp thuế môn bài theo mức quy định. Thường thì mức thuế môn bài cho chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh sẽ là 1.000.000 VNĐ/năm.

Thời hạn nộp thuế môn bài: Địa điểm kinh doanh mới phải nộp thuế môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 1 hàng năm. Nếu địa điểm kinh doanh được thành lập trong thời gian sáu tháng đầu năm, phải nộp thuế môn bài cả năm. Nếu thành lập trong thời gian sáu tháng cuối năm, chỉ nộp 50% mức thuế môn bài cả năm.

Thuế Giá Trị Gia Tăng (GTGT)

Thuế GTGT là loại thuế áp dụng cho các hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Đối với địa điểm kinh doanh mới, việc kê khai và nộp thuế GTGT như sau:

Kê khai thuế GTGT: Địa điểm kinh doanh mới (chi nhánh, cửa hàng) có thể kê khai thuế GTGT theo hai phương pháp: trực tiếp hoặc khấu trừ. Phương pháp khấu trừ thường áp dụng cho doanh nghiệp có doanh thu hàng năm trên mức quy định hoặc đáp ứng đủ điều kiện để áp dụng.

Nộp thuế GTGT: Thuế GTGT được nộp theo kỳ kê khai, thường là hàng tháng hoặc hàng quý tùy theo quy mô và loại hình doanh nghiệp. Địa điểm kinh doanh mới có thể nộp thuế GTGT chung với trụ sở chính hoặc nộp riêng nếu có đăng ký và kê khai riêng lẻ.

Một Số Lưu Ý Khác

Đăng ký mã số thuế: Nếu địa điểm kinh doanh mới hoạt động độc lập về thuế, cần đăng ký mã số thuế phụ với cơ quan thuế.

Quản lý hóa đơn, chứng từ: Địa điểm kinh doanh mới cần quản lý hóa đơn, chứng từ theo quy định, đảm bảo kê khai và nộp thuế chính xác.

Báo cáo thuế: Đảm bảo báo cáo thuế đầy đủ và đúng hạn cho cơ quan thuế quản lý.

Một số câu hỏi liên quan đến thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh

Có thể thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh không?

Có. Nếu trước đây địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp chỉ có thể thành lập trong phạm vi cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh thì hiện nay doanh nghiệp có thể thành lập địa điểm kinh doanh của công ty hoặc địa điểm kinh doanh của chi nhánh khác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Thành lập địa điểm kinh doanh năm 2022 có được miễn thuế môn bài không?

Năm 2022, khi doanh nghiệp hoặc chi nhánh của doanh nghiệp được miễn thuế môn bài thì địa điểm kinh doanh mới thành lập trong năm 2022 cũng sẽ được miễn thuế môn bài theo chi nhánh hoặc doanh nghiệp chủ quản. Trường hợp doanh nghiệp đã hoạt động từ các năm trước nhưng năm 2022 mới thành lập địa điểm kinh doanh thì địa điểm kinh doanh thành lập năm 2022 vẫn phải nộp thuế môn bài.

Công ty được thành lập tối đa bao nhiêu địa điểm kinh doanh?

Không hạn chế số lượng địa điểm kinh doanh được lập cho 01 công ty.

Địa điểm kinh doanh có phải mua chữ ký số riêng không?

Nếu địa điểm kinh doanh không phát sinh hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm kinh doanh thì không cần mua chữ ký số, nếu phát sinh mua bán hàng hóa thì cần mua chữ ký số riêng cho địa điểm kinh doanh.

Địa điểm kinh doanh có phải kê khai thuế hàng quý không?

  • Đối với địa điểm kinh doanh khác tỉnh phát sinh hoạt động kinh doanh: địa điểm kinh doanh sử dụng chung mẫu hóa đơn của đơn vị chủ quản cho từng địa điểm kinh doanh, gửi Thông báo phát hành hóa đơn của từng địa điểm kinh doanh; kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế nơi địa điểm đặt địa chỉ.
  • Trường hợp không phát sinh hoạt động kinh doanh tại địa điểm kinh doanh thì không phải kê khai chỉ cần thực hiện: Đăng ký cam kết không phát sinh hoạt động kinh doanh cho địa điểm kinh doanh khác tỉnh.

Tại sao khách hàng nên sử dụng dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh tại Yên Bái do Gia Minh thực hiện

Doanh nghiệp khi muốn mở rộng thị trường kinh doanh; thường phân vân giữa việc thành lập văn phòng đại diện; chi nhánh hay địa điểm kinh doanh. Dưới đây là những lợi thế của việc đăng ký thành lập địa điểm; mà doanh nghiệp có thể tham khảo:

Thứ nhất: thủ tục đăng ký đơn giản hơn, tiết kiệm thời gian thực hiện cho doanh nghiệp;

Thứ hai: có thể đăng ký được tất cả những ngành nghề mà công ty mẹ đăng ký hoạt động;

Thứ ba: khi đăng ký địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp không phải lo về việc hạch toán doanh nghiệp cũng như các chi phí phát sinh như: hóa đơn điện tử, chữ ký số;

Thứ tư: thủ tục sau này khi doanh nghiệp hủy bỏ; hoặc di chuyển địa điểm kinh doanh cũng đơn giản hơn.

Theo đó, đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ thì việc đăng ký địa điểm kinh doanh sẽ dễ dàng; thuận tiện và tiết kiệm chi phí hơn.

Hướng dẫn thành lập địa điểm kinh doanh tại Bạc Liêu do Luật Gia Minh trình bày phía trên mong rằng đem đến lợi ích cho quý khách hàng. Nếu trong quá trình thực hiện nếu bạn gặp vướng mắc thì có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Dịch vụ mở nhà thuốc đạt GPP tại Bạc Liêu

Dịch vụ mở quầy thuốc tại Bạc Liêu

Dịch vụ thành lập công ty Bạc Liêu

Dịch vụ thành lập công ty cổ phần ở Bạc Liêu

Dịch vụ thành lập công ty nhanh tại Bạc Liêu

Dịch vụ thành lập công ty tại Bạc Liêu

Dịch vụ thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn tại Bạc Liêu

Dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh tại Bạc Liêu

Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Bạc Liêu

Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói tại Bạc Liêu

Dịch vụ thành lập văn phòng đại diện tại Bạc Liêu

Dịch vụ tư vấn thành lập địa điểm kinh doanh tại Bạc Liêu

Dịch vụ xin giấy phép lao động Bạc Liêu

Điều kiện thành lập trung tâm ngoại ngữ Bạc Liêu

Hướng dẫn thủ tục thành lập công ty tại Bạc Liêu

Hướng dẫn thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Bạc Liêu

Các loại thuế doanh nghiệp cần phải nộp hiện nay

Bảng giá dấu tròn công ty

Dịch vụ soạn thảo hợp đồng kinh tế

Dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ uy tín

Thành lập hộ kinh doanh

Dịch vụ báo cáo thuế giá rẻ trọn gói từ 300.000 đồng / tháng

Mở công ty mùa dịch – 3 lợi thế ít ai biết

Thủ tục tăng vốn đầu tư

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH  

Điều kiện đăng ký địa điểm kinh doanh tại Bạc Liêu
Điều kiện đăng ký địa điểm kinh doanh tại Bạc Liêu

Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com  

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111 

Zalo: 085 3388 126 

Gmail: dvgiaminh@gmail.com

Địa chỉ: Lô B4/52, Đường N5, Khu ĐTM Hoàng Phát, Phường 7, Thành Phố Bạc Liêu, Bạc Liêu

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo