HƯỚNG DẪN KHAI TỜ KHAI ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU
Nhãn hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Để đảm bảo rằng nhãn hiệu của bạn được bảo vệ và không bị sao chép trái phép, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là điều cần thiết. Trong bài viết này, Gia Minh sẽ hướng dẫn khai tờ khai đăng ký bảo hộ nhãn hiệu một cách chi tiết.

Tờ khai đăng ký nhãn hiệu
- Tờ khai đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là tài liệu yêu cầu tối thiểu và bắt buộc phải có của bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu.
- Mẫu tờ khai ĐK nhãn hiệu làm theo mẫu số 04-NH Phụ lục A ban kèm theo thông tư 01/2007/ TT- BKHCN của Bộ Kế hoạch và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.
Nội dung chính của tờ khai đăng ký nhãn hiệu
Mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu bao gồm 5 trang:
- Trang 1 gồm các nội dung: Mẫu nhãn hiệu, loại nhãn hiệu, mô tả nhãn hiệu (màu sắc), chủ đơn, đại diện chủ đơn;
- Trang 2 gồm các nội dung: yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có), lệ phí và phí phải nộp;
- Trang 3 gồm các nội dung: các tài liệu có trong đơn bao gồm tài liệu tối thiểu và tài liệu khác;
- Trang 4 gồm các nội dung: danh mục và phân loại hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu, mô tả tóm tắt đặc tính của hàng hóa/ dịch vụ được chứng nhận, cam kết của chủ đơn.
- Trang 5 bao gồm các nội dung về chủ đơn khác (ngoài chủ đơn đã khai ở trang 1), các tài liệu khác.
Yêu cầu đối với tờ khai đăng ký nhãn hiệu
Người nộp đơn phải nộp 02 tờ khai theo mẫu 04-NH quy định tại Phụ lục A của Thông tư này với các lưu ý sau đây:
Phần mô tả nhãn hiệu trong tờ khai phải chỉ rõ loại nhãn hiệu đăng ký (nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu liên kết, nhãn hiệu chứng nhận);
Đối với nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu liên kết, người nộp đơn phải chỉ rõ các yếu tố liên kết về nhãn hiệu hoặc về hàng hoá, dịch vụ tuân theo quy định sau đây:
- Trong trường hợp yếu tố liên kết là nhãn hiệu (tương tự với nhãn hiệu khác của chính người nộp đơn dùng cho cùng một hàng hoá, dịch vụ hoặc dùng cho các hàng hoá, dịch vụ tương tự nhau) thì phải chỉ rõ trong số các nhãn hiệu liên kết đó có nhãn hiệu nào được coi là cơ bản hay không, nếu có thì đó là nhãn hiệu nào; nếu một hoặc một số trong các nhãn hiệu đó đã được đăng ký hoặc đã được nêu trong đơn nộp trước đó thì phải chỉ rõ số văn bằng bảo hộ, số đơn nộp trước đó;
- Trong trường hợp yếu tố liên kết là hàng hoá, dịch vụ (một nhãn hiệu dùng cho các hàng hoá, dịch vụ tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau) thì phải chỉ rõ trong số các hàng hoá, dịch vụ đó có hàng hoá, dịch vụ nào được coi là cơ bản hay không và nếu có thì đó là hàng hoá, dịch vụ nào; nếu một trong các hàng hoá, dịch vụ đó đã được đăng ký trước hoặc đã được nêu trong đơn nộp trước đó thì phải chỉ rõ số văn bằng bảo hộ, số đơn nộp trước đó;
- Nếu người nộp đơn không chỉ rõ nhãn hiệu cơ bản hoặc hàng hóa, dịch vụ cơ bản thì tất cả các nhãn hiệu và tất cả các hàng hóa, dịch vụ liên quan đến nhãn hiệu nêu trong đơn của người nộp đơn được coi là độc lập với nhau. Việc đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu nêu trong đơn phải theo quy định chung về đánh giá khả năng phân biệt quy định tại điểm 39 của Thông tư 01/2017/TT-BKHCN.
Đối với nhãn hiệu chứng nhận, người nộp đơn phải mô tả tóm tắt trong tờ khai đặc tính của hàng hóa, dịch vụ được chứng nhận bởi nhãn hiệu (các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu).
Trong tờ khai phải có mẫu nhãn hiệu và mô tả bằng chữ về nhãn hiệu đó theo các quy định sau đây:
- Nếu nhãn hiệu được cấu thành từ nhiều yếu tố thì phải chỉ rõ các yếu tố cấu thành và sự kết hợp giữa các yếu tố đó; nếu nhãn hiệu chứa yếu tố hình thì phải nêu rõ nội dung và ý nghĩa của yếu tố hình;
- Nếu yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu màu thì phải chỉ rõ yêu cầu đó và nêu tên màu sắc thể hiện trên nhãn hiệu;
- Nếu nhãn hiệu có chứa các chữ, từ ngữ không phải là tiếng Việt thì phải ghi rõ cách phát âm (phiên âm ra tiếng Việt) và nếu các chữ, từ ngữ đó có nghĩa thì phải dịch ra tiếng Việt;
- Nếu nhãn hiệu có chứa chữ số không phải là chữ số Ả-rập hoặc chữ số La-mã thì phải dịch ra chữ số Ả-rập.
Phần “Danh mục các hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu” trong tờ khai phải được phân nhóm phù hợp với Bảng phân loại quốc tế các hàng hoá, dịch vụ theo Thoả ước Nice được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
Mẫu Tờ khai đăng ký nhãn hiệu
Trang 01

Trang 02

Trang 03

Trang 04

Trang 05

Hướng dẫn khai tờ khai đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Trang thứ 01
Dấu nhận đơn
Người nộp đơn để giành cho cơ quan đăng ký.
Nhãn hiệu
Mẫu nhãn hiệu
- Dán mẫu nhãn hiệu có kích thước không vượt quá khổ 80 x 80 mm;
- Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày đúng màu sắc cần được bảo hộ, nếu không mẫu nhãn hiệu phải được trình bày dưới dạng đen trắng.
- Loại nhãn hiệu cần đăng ký
- Đánh dấu (X) nếu nhãn hiệu cần đăng ký là nhãn hiệu của tổ chức tập thể các doanh nghiệp dành cho các thành viên sử dụng theo quy chế do tập thể đó quy định.
- Đánh dấu (X) nếu nhãn hiệu cần đăng ký trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu khác mà chính mình đã được đăng ký cho các sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự hoặc có liên kết với nhau.
- Đánh dấu (X) nếu nhãn hiệu cần được đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận.
Mô tả nhãn hiệu
- Màu sắc phải trình bày theo đúng màu sắc cần bảo hộ, nếu nhãn hiệu không có màu sắc thì trình bày theo dạng đen trắng.
- Mô tả rõ khả năng phân biệt của nhãn hiệu:
- Chỉ rõ những yếu tố cấu thành và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu;
- Các từ ngữ không phải là Tiếng Việt phải được phiên âm và dịch ra Tiếng Việt nếu có nghĩa;
- Mô tả dạng hình họa của các chữ, từ ngữ nếu đó là yếu tố phân biệt cần bảo hộ;
- Nêu rõ vị trí gắn từng phần của nhãn hiệu trên sản phẩm hoặc bao bì sản phẩm.
Chủ đơn
- Tên và địa chỉ của tổ chức hoặc cá nhân nộp đơn theo thông tin ghi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Ngoài ra còn phải cung cấp thông tin liên lạc như số điện thoại, email, fax.
- Đánh dấu (X) vào ô phù hợp và ghi tên, địa chỉ của cá nhân lập tờ khai. Nếu chủ đơn chính là người lập tờ khai thì không cần điền vào ô này.
Đại diện của chủ đơn
- Đánh dấu (X) vào ô là người đại diện theo pháp luật cua chủ đơn nếu là người đứng đầu của tổ chức hoặc người giám hộ của người vị thành niên.
- Đánh dấu (X) vào ô là tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được ủy quyền của chủ đơn nếu là Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp đủ điều kiện hành nghề có Giấy ủy quyền của Chủ đơn.
- Đánh dấu (X) vào ô là người khác được ủy quyền của chủ đơn nếu cá nhân được ủy quyền, người thuộc tổ chức được người đứng đầu tổ chức ủy quyền, người đứng đầu chi nhánh, Văn phòng đại diện tại Việt Nam của Tổ chức nước ngoài.
Chủ đơn/Đại diện của chủ đơn ký tên: Chữ ký của người lập Tờ khai ký tên xác nhận các thông tin đã cung cấp là chính xác.
Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).
Trang thứ 02
Yêu cầu hưởng quyền ưu tiên
- Đánh dấu (X) vào ô tương ứng với loại yêu cầu hưởng, đồng thời điền thông tin như số đơn, ngày nộp đơn và nước nộp đơn theo yêu cầu của cột bên.
- Để trống nếu không có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.
Phí, lệ phí
- Dựa vào số lượng nhóm sản phẩm/dịch vụ trong đơn đăng ký để tích vào từng yêu cầu của tờ khai đăng ký.
- Thông thường sẽ tích vào các ô sau: Lệ phí nộp đơn, lệ phí công cố đơn, phí tra cứu phục vụ thẩm định nội dung cho mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ, phí thẩm định nội dung cho các nhóm hàng hóa/dịch vụ.
- Chủ có thể kê khai các loại phí này theo Thông tư số 120/2021/TT-BTC và Thông tư 263/2016/TT-BTC về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.
Cuối trang, cá nhân lập tờ khai (chủ đơn /đại diện của chủ đơn) sẽ phải ký tên xác nhận.
Trang thứ 03
Các tài liệu có trong đơn
- Đánh dấu (X) vào ô tương ứng với những tài liệu có trong hồ sơ nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ và điền các thông tin theo yêu cầu.
- Chỉ điền những loại giấy tờ có trong hồ sơ (chuyên viên của Cục sẽ kiểm tra kĩ phần này).
- Các tài liệu tối thiểu mà cần phải có trong hồ sơ gồm: tờ khai đăng ký nhãn hiệu; mẫu nhãn hiệu; chứng từ nộp phí, lệ phí nếu nộp thông qua dịch vụ bưu chính hoặc chuyển khoản trực tiếp cho Cục Sơ Hữu trí tuệ.
Cuối trang, cá nhân lập tờ khai (chủ đơn /đại diện của chủ đơn) sẽ phải ký tên xác nhận.
Trang thứ 04
Danh mực và phân nhóm hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu
Liệt kê hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu và cần được phân thành nhóm theo Bảng phân loại quốc tế và hành hóa, dịch vụ theo Thỏa ước Ni-xơ, theo tuần tự từ nhóm có số thứ tự thấp đến nhóm có số thứ tự cao.
Mô tả tóm tắt đặc tính của hàng hóa/dịch vụ được chứng nhận
- Chỉ mô tả đặc tính của hàng hóa/dịch vụ được chứng nhận chỉ áp dụng đối với nhãn hiệu chứng nhận.
- Người nộp đơn phải mô tả tóm tắt trong tờ khai các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
Cam kết của chủ đơn
Chữ ký và ghi rõ họ tên của cá nhân lập tờ khai. Nếu cá nhân lập tờ khai là người thay mặt Tổ chức là chủ đơn thì phải ghi rõ chức vụ và có dấu xác nhận của Tổ chức đó.
Ghi số sang bố sung tiếp theo, nếu có.
Trang thứ 05
- Tờ khai còn có 1 trang dành cho các chủ đơn khác nếu đơn có hai chủ đơn trở lên.
- Các chủ đơn khác phải ghi rõ tên và địa chỉ cùng thông tin liên lạc theo mẫu có sẵn.
- Các tài liệu bổ trợ nếu có cũng sẽ được kê khai tại trang này và phải ghi rõ tên cùng số trang tài liệu kèm theo đó.
- Cuối trang, cá nhân lập Tờ khai sẽ phải ký tên xác nhận.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm những giấy tờ gì?
Theo Điều 7 mục 1 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN được sửa đổi tại Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN, Cục Sở hữu trí tuệ chỉ tiếp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu nếu khi được nộp, đơn có ít nhất các loại tài liệu sau:
02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN [Phần mô tả nhãn hiệu: mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt. Nếu nhãn hiệu có chứa chữ số không phải là chữ số ả-rập hoặc la-mã thì phải dịch ra chữ số ả-rập; phần Danh mục các hàng hoá/dịch vụ trong tờ khai phải được phân nhóm phù hợp với bảng phân loại quốc tế về hàng hoá, dịch vụ (theo Thoả ước Nice lần thứ 11)]
05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo (mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả về kích thước và màu sắc. Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm. Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ);
Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau:
Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận
Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương)
Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
Ngoài ra, nộp kèm các tài liệu khác (nếu có)
Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);
Tài liệu xác nhận quyền đăng ký
Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác
Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
Xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu mất bao lâu?
Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký nhãn hiệu được xem xét theo trình tự sau:
Thẩm định hình thức: 01 tháng.
Nếu đơn chưa hợp lệ
Nếu đơn chưa hợp lệ: Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo về kết quả thẩm định hình thức và Người nộp đơn có quyền sửa chữa, bổ sung theo hướng dẫn trong vòng 02 tháng kể từ ngày Thông báo được ban hành.
Nếu đơn đáp ứng tất cả các yêu cầu về mặt hình thức: Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định về việc chấp nhận đơn hợp lệ.
Công bố đơn
Công bố đơn: Trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.
Nội dung công bố bao gồm: Các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ (ngày nộp đơn, tên và địa chỉ của người nộp đơn, tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp,…); Mẫu nhãn hiệu, màu sắc bảo hộ và danh mục hàng hóa, dịch vụ đăng ký.
Việc công bố được tiến hành hàng tháng, giúp cho Bên thứ 3 có thể gửi yêu cầu phản đối đến Cục Sở hữu trí tuệ nếu phát hiện ra nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu có trước.
Thẩm định nội dung
Thẩm định nội dung: không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn
Đơn nhãn hiệu đã được công nhận là hợp lệ sẽ được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng bảo hộ của dấu hiệu nêu trong đơn và xác định phạm vi bảo hộ tương ứng theo các điều kiện bảo hộ. Thời hạn thẩm định nội dung đơn là 9 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Theo quy định thời gian thực hiện đăng ký nhãn hiệu sẽ mất khoảng 12 – 14 tháng, tuy nhiên, thực tế, thời gian xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ kéo dài trung bình từ 18 – 24 tháng.
Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là bước quan trọng để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và xây dựng uy tín thương hiệu. Bằng việc tuân thủ quy trình đăng ký và các yêu cầu liên quan, bạn có thể an tâm khai thác nhãn hiệu của mình trên thị trường. Đừng ngần ngại bắt đầu quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu để bảo vệ thành quả kinh doanh của bạn.
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đăng ký nhãn hiệu cho nhà hàng
Đăng ký nhãn hiệu cho sơn tường
Đăng ký thương hiệu cho xe đạp
Chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền
Đăng ký nhãn hiệu cho siêu thị nội thất
Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá
Đăng ký bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm dầu gội
Đăng ký thương hiệu văn phòng phẩm tại Việt Nam
Đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ kinh doanh bất động sản
CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111
Zalo: 0932 890 675
Gmail: dvgiaminh@gmail.com