Bán bánh mì trước nhà có cần đăng ký thủ tục
Bán bánh mì trước nhà có cần đăng ký thủ tục
Kinh doanh bánh mì đang là xu hướng và được nhiều bạn lựa chọn để kinh doanh; vì đầu tư vốn ít, dễ bán, dễ thu lợi nhuận. Để kinh doanh bán bánh mì thì ngoài việc phải đăng ký kinh doanh mà còn phải xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhưng nhiều người thắc mắc là nếu kinh doanh ngày bán chỉ vài chục ổ thì Bán bánh mì có cần đăng ký kinh doanh? câu trả lời dưới đây mời bạn đọc hết bài viết để tìm được câu trả lời chính xác hơn nhé.
Bán bánh mì trước nhà có cần đăng ký thủ tục?
Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hằng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại như:
– Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong.
– Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định.
– Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định.
Mặc dù việc cá nhân kinh doanh bánh mì tại nhà có thể không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Nghị định 15/2018 nhưng người kinh doanh vẫn phải lưu mẫu và chịu trách nhiệm đối với sản phẩm do mình sản xuất ra theo quy định của pháp luật.
Kinh doanh bánh mì cần chuẩn bị những gì?
Để hoạt động kinh doanh bánh mì được ổn định lâu dài và diễn ra hiệu quả bạn cần quan tâm tới những vấn đề sau:
Chuẩn bị vốn để kinh doanh bánh mì
Số vốn cần chuẩn bị sẽ tùy vào quy mô quán mà bạn muốn kinh doanh bánh mì. Mức vốn tham khảo dao động trong khoảng 6.000.000 – 50.000.000đ.
Nếu kinh doanh theo hình thức xe bánh mì lưu động, bạn cần đầu tư khoảng 6.000.000 – 10.000.000đ.
Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).
Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị 5.000.000 – 10.000.000đ để làm chi phí dự phòng cho những khoản phát sinh khi quán mới đi vào hoạt động chưa có lợi nhuận.
Trang trí thiết kế để kinh doanh bánh mì
Để cho thiện cảm đến với khách hàng thì cách trưng bày một quầy bán bánh mì đẹp, lạ mắt là một yếu tố không thể thiếu. Ngoài ra còn thêm một vài lý do mà bạn cần phải có khi trưng bày trang trí xe bánh mì đẹp thu hút ánh nhìn của thực khách.
Lựa chọn mặt bằng kinh doanh bánh mì
Để kinh doanh bánh mì hiệu quả, việc lựa chọn địa điểm kinh doanh là rất quan trọng. Đặc biệt, cần chọn những nơi có đông đúc dân cư và thu hút người đi đường, như gần trường học, khu dân cư,…
Học và tìm hiểu cách làm bánh mì ngon
Để mở tiệm bánh mì thì thực tế bạn phải có tay nghề làm bánh, để việc kinh doanh có thể phát triển nhiều bạn nên kinh doanh và làm nhiều loại bánh mì khác nhau cho người mua được lựa chọn.
Bên cạnh đó quán sẽ bán những loại bánh mì đặc trưng làm điểm nhấn cho quán – bánh mì riêng quán mới có.
Thực tế thì hiện nay xuất hiện khá nhiều người kinh doanh mở quán bánh mì nên đối thủ cạnh tranh khá nhiều. Bạn có thể học tập các bí quyết làm bánh mì từ những khóa học nấu ăn để có thể tạo ra những công thức làm bánh hiệu quả.
Thực đơn kinh doanh bánh mì
Thực đơn bánh mì đa dạng với nhiều loại xốt hay hương vị nhân khác nhau sẽ mang đến cho bạn nhiều lượt khách hàng hơn. Tuy nhiên, mới bước đầu kinh doanh, bạn có thể lựa chọn những loại bánh mì nhân cơ bản như thịt nguội, thịt gà, xá xíu, ốp la,…
Kinh nghiệm quản lý và vận hành
Một yếu tố quan trọng khác trong kinh doanh bánh mì là đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất. Tập trung vào những yêu cầu của khách hàng, bao gồm bánh mì ngon, thanh toán nhanh chóng và phục vụ tận tâm.
Xây dựng quy trình để giảm thời gian chờ từ khi khách hàng đặt hàng đến khi nhận được bánh mì, giảm thiểu các thao tác thanh toán phức tạp và tạo không gian chờ thoải mái cho khách hàng và tài xế giao hàng.
Quan trọng nhất vẫn là làm hài lòng khách hàng và để họ cảm thấy hài lòng khi rời khỏi quán. Nếu không, sau một thời gian, khách hàng sẽ chọn những tiệm bánh mì khác hoặc những quán ăn khác.
Tổ chức các chương trình khuyến mãi khi khai trương
Bán thử: trước ngày khai trương, bạn có thể chạy chương trình tặng bánh mì miễn phí hoặc giảm 50 – 70% để khách hàng biết đến thương hiệu và trải nghiệm chất lượng sản phẩm.
Tặng kèm quà hoặc đồ uống: Vào ngày khai trương, bạn có thể tặng kèm đồ uống hoặc voucher giảm giá khi mua theo combo hoặc giá trị hóa đơn cao
Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có những giấy tờ gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định như sau:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bánh mì
Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:
Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
Theo đó, hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điểu kiện an toàn thực phẩm gồm có các giấy tờ sau:
Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật An toàn vệ sinh thực phẩm 2010 quy định như sau:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định như sau:
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 35 của Luật này;
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương.
Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Bước 3: Nếu đủ điều kiện thì cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý d
Bán bánh mì trước nhà có cần đăng ký thủ tục? bạn đã tìm được câu trả lời rồi phải không. Để kinh doanh ngành bánh mì thì bạn cần thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm khi bán bánh mì để có thể hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Giấy phép sản xuất Bánh ăn dặm
Giấy phép ATTP cơ sở sản xuất bánh mì trắng
Dịch vụ tự công bố sản phẩm bánh mì đen
Đăng Ký Giấy Phép Kinh Doanh Cửa Hàng Bánh Mì
Điều kiện để xin giấy phép ATTP cơ sở sản xuất bánh mì ngũ cốc
Điều kiện xin giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở bánh mì bí ngô
Giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất bánh mì gừng
Đăng ký giấy phép VSATTP tại cơ sở sản xuất bánh mì đen
Vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất bánh mì trắng
Vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất bánh mì ngũ cốc
Xin giấy phép an toàn thực phẩm cho bánh mì chà bông
CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH
Hotline: 0932 785 561 0868 458 111
Zalo: 0932 890 675
Gmail: dvgiaminh@gmail.com