Giải thể doanh nghiệp là gì?
Giải thể doanh nghiệp là gì?
Một trong những quá trình quan trọng và phức tạp trong lĩnh vực doanh nghiệp là việc giải thể doanh nghiệp. Điều này không chỉ đòi hỏi sự hiểu biết về quy trình mà còn đòi hỏi sự tư duy chiến lược và tuân thủ pháp luật. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá chi tiết về khái niệm “Giải thể doanh nghiệp là gì?“. Các bạn cùng Gia Minh đọc qua bài viết tham khảo dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.
I. Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2020
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
II. Giải thể doanh nghiệp là gì?
Giải thể doanh nghiệp là việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp không còn hoặc không đủ điều kiện để tồn tại như một chỉnh thể nữa. Theo đó chủ doanh nghiệp phải tiến hành thực hiện các thủ tục pháp lý để chấm dứt tư cách pháp nhân các quyền và nghĩa vụ liên quan của doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký doanh nghiệp.
III. Đặc điểm pháp lý của giải thể doanh nghiệp
Giải thể doanh nghiệp được khái quát bởi các đặc điểm pháp lý như sau:
- Về bản chất: Giải thể doanh nghiệp là một quá trình với những hoạt động nhằm chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp, để doanh nghiệp rút khỏi thị trường. Đây là quá trình diễn ra với các hoạt động: hoạt động kinh tế (thanh lý tài sản, thanh toán nợ) và hoạt động pháp lý (thủ tục hành chính để “xoá tên” doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh).
- Về lý do giải thể: Lý do giải thể khá đa dạng, có thể xuất phát từ vi phạm pháp luật của doanh nghiệp hoặc ý chí tự nguyện của chủ doanh nghiệp.
Đa phần, doanh nghiệp giải thể khi chủ đầu tư không có nhu cầu tiếp tục kinh doanh hoặc kinh doanh thua lỗ nhưng chưa đến mức độ mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.
Bên cạnh đó, lý do vi phạm pháp luật của doanh nghiệp cùng với việc bị áp dụng chế tài đính chỉ hoạt động và rút giấy phép sẽ dẫn đến trường hợp giải thể bắt buộc, ví dụ như trường họp khai man hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, kinh doanh trái phép, số lượng thành viên giảm dưới mức tối thiểu mà không xử lý, khắc phục trong thời gian luật định…
Trên cơ sở biên bản họp thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp một chủ sở hữu thì không có biên bản này), người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký quyết định giải thể doanh nghiệp với các nội dung chủ yếu:
Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; lý do giải thể; thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá 06 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể; phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động và họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (Điều 208 Luật Doanh nghiệp năm 2020).
Phương án thanh lý tài sản và trả nợ cũng như phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ việc thanh lý họp đồng cần phải được coi là nội dung quan trọng khi quyết định giải thể doanh nghiệp.
IV. Điều kiện giải thể doanh nghiệp
Về nguyên tắc, doanh nghiệp chỉ được rút khỏi thị trường khi xử lý ổn thoả các nghĩa vụ đã tạo lập ra trong quá trình thành lập và hoạt động. Do đó, pháp luật luôn coi đây là điều kiện quan trọng để giải thể một doanh nghiệp. Nếu không đáp ứng được điều kiện này, thủ tục phá sản có thể được áp dụng để doanh nghiệp chấm dứt hoạt động.
Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).
Doanh nghiệp được giải thể khi đáp ứng điều kiện sau đây:
- Doanh nghiệp bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác;
- Doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc trọng tài.
Về lý thuyết, có thể chấp nhận những cách thức “bảo đảm thanh toán hết nợ và nghĩa vụ tài sản khác” như sau:
- Các khoản nợ đã được thanh toán dứt điểm, thể hiện qua hồ sơ giải thể;
- Một số khoản nợ được tổ chức, cá nhân khác, kể cả tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu doanh nghiệp liên quan, cam kết thanh toán nợ sau khi doanh nghiệp giải thể. Trường hợp này cần lưu ý đến các quy định về chuyển giao nghĩa vụ trong Bộ luật Dân sự;
- Đối với giải thể chi nhánh, doanh nghiệp có chi nhánh giải thể có nghĩa vụ thực hiện trả nợ, vì thực chất các khoản nợ được tạo ra từ hoạt động của chi nhánh là khoản nợ của doanh nghiệp.
Về điều kiện giải thể:
Doanh nghiệp chỉ thực hiện thủ tục giải thể để rút khỏi thị trường khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, thực hiện xong các nghĩa vụ tài sản. Nếu mất khả năng thanh toán khoản nợ đến hạn, doanh nghiệp thuộc trường hợp áp dụng pháp luật phá sản để chấm dứt hoạt động. Như vậy, có thể nói, khả năng thanh toán của doanh nghiệp là yếu tố quyết định việc doanh nghiệp rút khỏi thị trường thông qua thủ tục giải thể hay phá sản.
Chủ thể quyết định việc giải thể:
Chủ sở hữu doanh nghiệp là người quyết định việc giải thể doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh không có thẩm quyền đồng ý hay phản đối việc giải thể mà chỉ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ giải thể và khi không có khiếu nại về việc giải thể thì sẽ quyết định cập nhật tình trạng “đã giải thể” của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (trước đây gọi là chấp thuận hồ sơ giải thể và xoá tên doanh nghiệp trong Sổ đăng ký kinh doanh).
Đối với các trường hợp giải thể bắt buộc, chủ sở hữu doanh nghiệp buộc phải quyết định giải thể doanh nghiệp trên cơ sở quyết định đình chỉ hoạt động, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của cơ quan có thẩm quyền hay quyết định của Toà án.
Trong trường hợp này, mặc dù không trực tiếp ra quyết định giải thể nhưng về bản chất, có thể coi cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ thể quyết định giải thể doanh nghiệp, vì chủ sở hữu doanh nghiệp ra quyết định giải thể mà không xuất phát từ tự do ý chí của mình.
Đọc thêm:
Nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp qua mạng
V. Thành phần hồ sơ giải thể doanh nghiệp
Thành phần hồ sơ giải thể doanh nghiệp bao gồm:
- Biên bản quyết toán thuế với cơ quan thuế hoặc Thông báo đóng mã số thuế do giải thể.
- Giấy biên nhận về việc công bố quyết định giải thể doanh nghiệp;
- Xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan
- Xác nhận đóng cửa tài khoản ngân hàng/ hoặc cam kết chưa mở tài khoản ngân hàng
- Đăng ký kinh doanh bản gốc;
- Đăng ký mẫu dấu bản gốc;
- Dấu pháp nhân;
- Chấm dứt hoạt động của chi nhánh, Văn phòng đại diện, địa điểm;
- Hồ sơ giải thể
VI. Thủ tục giải thể doanh nghiệp theo quy định mới nhất
Thủ tục giải thể tự nguyện
Các bước thực hiện giải thể như sau:
Bước 1 Thông qua quyết định giải thể công ty
Doanh nghiệp thông qua quyết định trước khi giải thể trước các thành viên công ty. Gồm các điều: lý do, thời hạn, các khoản nợ, nghĩa vụ phát sinh,…
Bước 2 Thông báo công khai quyết định giải thể
Doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo tới những bên có quyền và lợi ích liên quan hoạt động giải thể biết về quyết định này khi đã được thông qua.
Nếu doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm quyết định giải thể phương án giải quyết đến các chủ nợ, người có quyền và nghĩa vụ có liên quan.
Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.
Bước 3 Thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ của công ty
Khoản 2 và Khoản 5 Điều 202 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.
Sau khi các khoản nợ và chi phí giải thể được thanh toán hết, trách nhiệm còn lại thuộc về chủ thể doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty.
Thời hạn thanh lý hợp đồng không được vượt quá 06 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể. (Điểm c Khoản 1 Điều 202 Luật Doanh nghiệp năm 2014).
Bước 4 Nộp hồ sơ giải thể
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 203 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp. Hồ sơ giải thể doanh nghiệp cũng được quy định cụ thể tại Điều 204 Luật này.
Bước 5 Cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Khoản 8 Điều 202 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định việc giải thể doanh nghiệp thực hiện theo hai phương thức:
Nếu giải thể theo hồ sơ, sau khi nhận hồ sơ giải thể doanh nghiệp, cơ quan đăng ký kinh doanh gửi thông tin về việc này tới cơ quan thuế.
Sau đó cơ quan thuế gửi ý kiến về việc này tới cơ quan đăng ký kinh doanh trong vòng 2 ngày. (Điều 59 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP)
Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong vòng 5 ngày từ khi nhận hồ sơ giải thể.
Nếu trong vòng 180 ngày kể từ khi có thông báo giải thể mà không có sự phản đối của bên liên quan bằng văn bản thì cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Thủ tục giải thể bắt buộc
Gồm các bước sau:
Bước 1: Cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp đồng thời với việc ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc ngay sau khi nhận được quyết định giải thể của Tòa án đã có hiệu lực thi hành.
Bên cạnh đó đăng tải quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định của Tòa án.
Bước 2: Ra quyết định giải thể và gửi quyết định này đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp và công khai quyết định này
Bước 3: Tổ chức thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ
Bước 4: Nộp yêu cầu giải thể doanh nghiệp
Bước 5: Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật trình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Đọc thêm:
Dịch vụ giải thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
VII. So sánh giữa phá sản doanh nghiệp và giải thể doanh nghiệp
Giống nhau:
- Đều dẫn đến việc doanh nghiệp chấm dứt hoạt động.
- Đều bị thu hồi con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Đều phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản (phân chia tài sản còn lại cho các chủ nợ, giải quyết quyền lợi cho người làm công…)
Khác nhau:
Tiêu chí phân biệt | Phá sản | Giải thể |
Căn cứ pháp lý chính | Luật Phá sản 2014 | Luật Doanh nghiệp 2020 |
Nguyên nhân | Doanh nghiệp được công nhận là phá sản khi thỏa mãn 2 điều kiện:
| Doanh nghiệp giải thể thuộc một trong các trường hợp sau:
|
Bản chất của thủ tục | Thủ tục phá sản là thủ tục tư pháp, hoạt động của Tòa án có thẩm quyền tiến hành theo những trình tự, thủ tục quy định tại Luật phá sản | Giải thể là thủ tục hành chính, là giải pháp mang tính chất tổ chức do doanh nghiệp tự quyết hoặc do cơ quan có thẩm quyền quyết định giải thể |
Người có quyền nộp đơn yêu cầu | Những người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản gồm:
| Những người có quyền nộp đơn yêu cầu giải thể doanh nghiệp bao gồm:
|
Thứ tự thanh toán tài sản | – Chi phí phá sản. – Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, BHXH, BHYT đối với NLĐ, quyền lợi khác theo HĐLĐ và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết. – Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã. – Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ. – Sau khi đã thanh toán hết các khoản trên mà vẫn còn tài sản thì phần này thuộc về: chủ doanh nghiệp tư nhân; chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên; thành viên của công ty TNHH hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần; thành viên của công ty hợp danh. – Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ. | – Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, BHXH theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của NLĐ theo thỏa ước lao động tập thể và HĐLĐ đã ký kết. – Các khoản nợ thuế và các khoản nợ khác. – Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí, phần tài sản còn lại sẽ chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần. |
Trình tự, thủ tục | Trình tự, thủ tục phá sản của doanh nghiệp tiến hành như sau:
| Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp (trừ trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) được tiến hành như sau:
|
VIII. Hậu quả của giải thể doanh nghiệp ? Giải thể doanh nghiệp có bị phạt không ?
Sau khi giải thể doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó đã chấm dứt tư cách chủ thể, doanh nghiệp không thể tiếp tục thực hiện các hoạt động kinh doanh. Sau khi doanh nghiệp đã giải thể thì doanh nghiệp không còn là đối tượng bị xử phạt với tư cách là tổ chức kinh tế nữa.
Trong bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm “Giải thể doanh nghiệp là gì?” và quá trình quan trọng này. Giải thể doanh nghiệp có thể là một quyết định quan trọng đối với sự tồn tại của một doanh nghiệp, và cần được tiến hành một cách cẩn thận và tuân thủ pháp luật. Qua bài viết trên nếu các bạn còn điều gì vướng mắc hay chưa nắm rõ khái niệm về giải thể doanh nghiệp thì hãy liên hệ với Gia Minh chúng tôi qua Hotline: 0868 458 111 để được hướng dẫn chi tiết hơn nhé.
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Quy định về giải thể doanh nghiệp
Giải thể doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quy định pháp luật về giải thể doanh nghiệp
Quá trình giải thể doanh nghiệp mất bao lâu?
Thủ tục giải thể doanh nghiệp tnhh một thành viên
Quy trình thủ tục giải thể doanh nghiệp chưa phát sinh doanh thu
CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH
Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111
Zalo: 085 3388 126
Gmail: dvgiaminh@gmail.com
Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com