Thay đổi tên công ty như thế nào?
Thay đổi tên công ty như thế nào?
Việc thay đổi tên công ty có thể là một quyết định quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Có nhiều lý do mà một công ty có thể muốn thay đổi tên, từ việc thích hợp hơn với chiến lược kinh doanh mới đến việc giải quyết các vấn đề liên quan đến thương hiệu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách thay đổi tên công ty như thế nào? một cách chi tiết và dễ dàng. Hãy theo dõi để biết cách thực hiện quy trình này một cách thành công.
Tên công ty là gì?
Tên công ty là tên gọi của một doanh nghiệp được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.Tên công ty là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu, cần chuẩn bị khi thành lập doanh nghiệp. Thông qua tên công ty còn giúp phân biệt các công ty với nhau. Vì vậy, trước khi đăng ký doanh nghiệp cần lựa chọn tên sao cho phù hợp và đúng quy định của pháp luật.
Điều 37 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về tên Doanh nghiệp như sau:
Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
- Loại hình doanh nghiệp;
- Tên riêng.
Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 38, 39 và 41 của Luật này, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.
Khi nào nên thay đổi tên công ty?
Việc thay đổi tên công ty có thể xuất phát từ nhiều lý do khác nhau như thay đổi hình thức kinh doanh, nhận chuyển nhượng lại công ty từ thành viên/cổ đông khác, quan niệm phong thủy của người phương đông….vv.
Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).
Doanh nghiệp quyền quyết định việc thay đổi tên trong quá trình hoạt động hay nói cách khác việc đổi tên là theo nhu cầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng có trường hợp doanh nghiệp buộc phải đổi tên công ty theo yêu cầu của cơ quan chức năng quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp phải đổi tên khi tên đó xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thì doanh nghiệp có tên vi phạm phải đăng ký thay đổi tên của mình.
Các trường hợp thay đổi tên công ty trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Thay đổi tên tiếng Việt;
Thay đổi tên tiếng nước ngoài;
Thay đổi tên viết tắt hoặc bổ sung tên viết tắt.
Thay đổi tên tiếng Việt công ty
Thay đổi loại hình công ty từ TNHH sang cổ phần hoặc ngược lại sẽ phải thay đổi tên công ty và khắc lại con dấu (mộc) công ty. Tuy nhiên, khi công ty đang là công ty TNHHmột thành viên chuyển sang Công ty TNHH hai thành viên khi thay đổi thường không bị ảnh hưởng đến tên công ty, mà chỉ thay đổi loại hình công ty nên thường sẽ không ảnh hưởng đến tên công ty và không phải làm lại con dấu (mộc) của công ty.
Khi công ty thay đổi tên riêng, thêm thành tố hoặc hậu tố trên tên công ty cũng phải thay đổi tên công ty và làm lại dấu (mộc) của công ty.
Thay đổi tên tiếng nước ngoài của công ty
Dù doanh nghiệp không thay đổi tên Tiếng Việt nhưng xét thấy tên tiếng nước ngoài dịch chưa chính xác hoặc cần thay đổi phù hợp hơn với tên Tiếng Việt thì có thể thay đổi tên Tiếng nước ngoài của công ty. Việc thay đổi tên nước ngoài của công ty cần phải thực hiện tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
Việc thay đổi tên tiếng nước ngoài của công ty không đồng thời thay đổi tên Tiếng Việt của công ty thì không cần thực hiện thủ tục đổi dấu của công ty.
Thay đổi tên viết tắt của công ty
Khi doanh nghiệp muốn thay đổi tên viết tắt của công ty do phục vụ các nhu cầu khác của công ty như trùng với nhãn hiệu, hoặc xây dựng nhận diện thương hiệu mới của doanh nghiệp,… thì có thể thay đổi riêng tên viết tắt của công ty. Nếu công ty có đăng ký tên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tên viết tắt khi thay đổi cần thực hiện thủ tục tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
Cũng như thay đổi tên tiếng nước ngoài, khi công ty thay đổi tên viết tắt không đồng thời thay đổi tên Tiếng Việt của công ty thì không cần thực hiện thủ tục đổi lại con dấu của công ty.
Lựa chọn tên mới cho công ty
Theo quy định tại Điều 37 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì tên doanh nghiệp là tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm 02 thành tố: loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể có tên viêt tắt và tên bằng tiếng nước ngoài (được dịch từ tên tiếng việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh). Như vậy, khi thay đổi tên tiếng việt của doanh nghiệp thì tên viết tắt, tên bằng tiếng nước ngoài (nếu có) cũng cần thay đổi.
- Khi đặt tên mới, công ty cần lưu ý không được đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc (bao gồm cả tên nước ngoài và tên viết tắt). Đồng thời, doanh nghiệp không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp (trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đó).
- Độc đáo và dễ nhớ: Chọn một tên có tính độc đáo và dễ nhớ để thu hút sự chú ý và tạo ấn tượng cho khách hàng và đối tác. Tránh sử dụng các tên quá phổ biến hoặc trùng lặp với các công ty khác.
- Liên quan đến lĩnh vực hoạt động: Cân nhắc chọn một tên có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của công ty để tạo sự liên kết và phản ánh đúng bản chất của doanh nghiệp.
- Ngắn gọn và súc tích: Chọn một tên ngắn gọn, dễ phát âm và dễ viết để dễ dàng truyền tải và ghi nhớ.
- Không vi phạm quy định pháp luật: Đảm bảo rằng tên công ty không vi phạm quy định pháp luật, bao gồm không vi phạm bản quyền, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc không gây nhầm lẫn với công ty khác.
- Tính toàn cầu: Nếu có ý định mở rộng hoạt động quốc tế, hãy lựa chọn một tên có tính toàn cầu, dễ phát âm và dễ hiểu trong nhiều ngôn ngữ.
- Tạo cảm hứng và giá trị: Cân nhắc chọn một tên có ý nghĩa, tạo cảm hứng và gợi lên giá trị mà công ty muốn truyền tải đến khách hàng và cộng đồng.
- Kiểm tra tính khả dụng: Trước khi quyết định chọn tên, hãy kiểm tra tính khả dụng của tên đó, bao gồm việc tìm hiểu xem tên đã được sử dụng bởi các công ty khác hay chưa.
Nhớ rằng việc lựa chọn tên mới cho công ty là một quá trình quan trọng và nên được xem xét kỹ lưỡng. Bạn có thể tham khảo sự tư vấn từ người thạo về marketing, luật sư hoặc chuyên gia tư vấn kinh doanh để đảm bảo lựa chọn tên phù hợp và tuân thủ quy định pháp luật.
Đọc thêm:
Thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp
Thủ tục thay đổi tên công ty như thế nào?
Thủ tục thay đổi tên công ty sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Lựa chọn tên công ty mới khi thay đổi tên công ty
Doanh nghiệp sẽ lựa chọn cách đặt tên công ty mới theo hướng dẫn của chúng tôi như trên.
Bước 2: Tra cứu tên công ty dự định thay đổi để đánh giá khả năng đăng ký
Việc tra cứu tên công ty sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá được việc tên công ty mới muốn đăng ký có trùng hoặc gây nhầm lẫn với công ty nào khác đã đăng ký trước đó hay chưa?
Bước 3: Soạn thảo hồ sơ thay đổi tên công ty
Sau khi xác định tên công ty mới có thể đăng ký, doanh nghiệp sẽ chuẩn bị hồ sơ đăng ký theo hướng dẫn chi tiết của chúng tôi ở nội dung bên dưới.
Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký thay đổi đến Phòng Đăng ký kinh doanh
Hồ sơ thay đổi tên công ty sẽ được nộp tới phòng đăng ký kinh doanh thông qua cổng thông tin trực tuyến về doanh nghiệp để được thẩm định nội dung.
Bước 5: Phòng Đăng ký kinh doanh thẩm định hồ sơ đăng ký thay đổi
Sau khi phòng đăng ký kinh doanh nhận được hồ sơ đăng ký, chuyên viên sẽ thẩm định hồ sơ doanh nghiệp nộp để xem xét cấp giấy chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.
Bước 6: Khắc lại dấu công ty theo tên công ty đã thay đổi
Sau khi nhận được đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp sẽ tiến hành khắc lại dấu pháp nhân công ty theo tên mới trước khi sử dụng hợp pháp dấu mới.
Hồ sơ thay đổi tên công ty
Hồ sơ thay đổi tên công ty cổ phần
Hồ sơ thay đổi tên mỗi loại công ty có những điểm giống và khác nhau. Dưới đây là các giấy tờ bạn cần có trong bộ hồ sơ thay đổi tên công ty cổ phần:
- Quyết định của hội đồng quản trị về việc thay đổi tên;
- Biên bản họp của hội đồng quản trị về việc thay đổi tên;
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, cụ thể về việc thay đổi tên;
- Thông báo cập nhập số điện thoại, thông tin kế toán, phương pháp tính thuế (nếu doanh nghiệp chưa có thông tin);
- Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục (trong trường hợp người đại diện không trực tiếp thực hiện thủ tục).
Hồ sơ thay đổi tên công ty tnhh 1 thành viên, 2 thành viên trở lên
- Thông báo v/v thay đổi tên trên GPKD
- Thông báo cập nhập số điện thoại, thông tin kế toán, phương pháp tính thuế (nếu chưa có thông tin)
- Quyết định của chủ sở hữu/hội đồng thành viên v/v đổi tên
- Biên bản họp của hội đồng thành viên v/v đổi tên
- Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục.
Những việc cần làm sau khi thay đổi tên công ty?
Sau khi thay đổi tên Công ty trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần tiến hành các việc sau:
- Khắc lại dấu tròn công ty và công bố việc sử dụng mẫu dấu trên cơ sở dữ liệu quốc gia;
- Hủy hóa đơn cũ đang sử dụng (trường hợp vẫn sử dụng hóa đơn in) và đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử với thông tin công ty mới;
- Thông báo và đăng ký thay đổi thông tin chủ sở hữu với các tài khoản ngân hàng công ty;
- Thông báo tới các đối tác đã ký kết hợp đồng dịch vụ
- Thông báo và nộp hồ sơ đính chính lại thông tin tên chủ sở hữu trên các giấy tờ có đăng ký thông tin chủ sở hữu
Xử lý hoá đơn cũ sau khi thay đổi
– Theo khoản 1 mục 4 công văn 2010/TCT-TVQT Hướng dẫn thực hiện một số nội dung Thông tư số 39/2014/TT-BTC thì:
Đối với các số hóa đơn đã thực hiện thông báo phát hành nhưng chưa sử dụng hết có in sẵn tên, địa chỉ trên từ hóa đơn, khi có sự thay đổi tên, địa chỉ nhưng không thay đổi mã số thuế và cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Nếu tổ chức kinh doanh vẫn có nhu cầu sử dụng hóa đơn đã đặt in thì thực hiện đóng dấu tên, địa chỉ mới vào bên cạnh tiêu thức tên, địa chỉ đã in sẵn để tiếp tục sử dụng và gửi thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp (mẫu số 3.13 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC) và được sử dụng ngay hóa đơn.
– Nếu tổ chức không có nhu cầu sử dụng số hóa đơn đã phát hành nhưng chưa sử dụng hết thì thực hiện hủy các số hóa đơn chưa sử dụng và thông báo kết quả hủy hóa đơn với cơ quan thuế quản lý và thực hiện thông báo phát hành hóa đơn mới.
Lưu ý khi đặt tên doanh nghiệp
- Tên tiếng việt và tên tiếng anh của doanh nghiệp đều không được trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trước đó trên phạm vi cả nước.
- Tên viết tắt của doanh nghiệp không được trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký trên phạm vi cả nước.
- Các doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) có tên trùng, tên gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp không bắt buộc phải đăng ký đổi tên.
- Tên doanh nghiệp không nên trùng với nhãn hiệu nổi tiếng nhãn hiệu đã được cấp văn bằng hộ trước thời điểm tên doanh nghiệp được đặt.
Một số lưu ý sau khi thay đổi tên doanh nghiệp
Công bố thông tin sau khi thay đổi tên doanh nghiệp
Công bố thông tin là thủ tục bắt buộc khi thay đổi đăng ký doanh nghiệp.
Theo quy định tại Điều 45, Nghị định 122/2021/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/01/2022 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư quy định về vi phạm về công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp như sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Không thông báo công khai nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
- Thông báo công khai nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp không đúng thời hạn quy định.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm.
Về việc khắc con dấu của doanh nghiệp
Hiện nay, theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì con dấu của doanh nghiệp do doanh nghiệp tự quản lý, tự khắc cơ quan nhà nước không quản lý cũng như theo dõi công bố con dấu của doanh nghiệp nữa. Do đó, sau khi doanh nghiệp đổi tên mới chỉ nên khắc lại con dấu để đảm bảo đồng nhất với tên doanh nghiệp mà không phải thủ tục doanh nghiệp bắt buộc cần thực hiện.
Một số câu hỏi khi thay đổi tên công ty
Tôi cần phải thay đổi tên công ty vì lí do gì?
Lý do thay đổi tên công ty có thể là để phù hợp với chiến lược kinh doanh mới, tái cấu trúc công ty, thể hiện sự đổi mới, tránh xung đột với công ty khác, hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý.
Quy trình thay đổi tên công ty mất bao lâu?
Thời gian thay đổi tên công ty có thể khác nhau tùy theo quốc gia và quy định cụ thể. Thông thường, quy trình này có thể mất từ vài tuần đến một vài tháng.
Tôi cần phải chuẩn bị những tài liệu gì để thay đổi tên công ty?
- Thông thường, bạn sẽ cần chuẩn bị các tài liệu sau:
- Thông báo về thay đổi tên công ty.
- Quyết định và bản sao của biên bản họp của các cơ quan quản lý công ty (ví dụ: Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông).
- Bản ủy quyền (nếu áp dụng).
- Các giấy tờ pháp lý khác liên quan đến công ty (ví dụ: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, điều lệ công ty).
Tôi cần phải thông báo cho ai về việc thay đổi tên công ty?
Bạn cần thông báo cho các bên liên quan, bao gồm:
- Cơ quan quản lý doanh nghiệp (ví dụ: Phòng Đăng ký kinh doanh).
- Các bên đối tác kinh doanh, khách hàng, nhà cung cấp.
- Ngân hàng, cơ quan thuế và các bên liên quan khác.
Tôi phải thay đổi các tài liệu và hợp đồng liên quan sau khi thay đổi tên công ty không?
Đúng, sau khi thay đổi tên công ty, bạn cần cập nhật các tài liệu và hợp đồng liên quan, bao gồm:
- Hợp đồng lao động: Cần điều chỉnh tên công ty trong các hợp đồng lao động của nhân viên.
- Hợp đồng với đối tác kinh doanh: Cần cập nhật tên công ty trong các hợp đồng đã ký với đối tác kinh doanh.
- Hóa đơn, báo cáo tài chính và các tài liệu tài chính khác: Cần thay đổi tên công ty trên các tài liệu tài chính của công ty.
- Trang web và tài liệu marketing: Cần cập nhật tên công ty mới trên trang web, tài liệu marketing và các văn bản công ty khác.
thay đổi tên công ty như thế nào? có thể là một quyết định quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Để thực hiện quy trình này thành công, bạn cần tuân theo các bước cụ thể và đảm bảo tính khả dụng của tên mới. Hãy luôn nhớ rằng thay đổi tên không chỉ là việc thay đổi một cái tên, mà còn là việc thay đổi cả hình ảnh và định hướng kinh doanh của công ty.
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh đồ uống
Thủ tục bổ sung ngành nghề thực phẩm tươi sống
Bổ sung ngành nghề kinh doanh bán buôn hạt điều
Bổ sung ngành nghề kinh doanh mặt hàng tiêu dùng.
Bổ sung thêm mã ngành nghề dịch vụ vệ sinh công nghiệp
CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH
Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111
Zalo: 0932 890 675
Gmail: dvgiaminh@gmail.com
Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com