Thành lập hộ kinh doanh giặt sấy tại hà nam
Thành lập hộ kinh doanh giặt sấy tại hà nam
Hiện nay với guồng quay công việc bận rộn, nhiều người không có thời gian để làm các công việc nhà trong đó có giặt quần áo. Từ đó dịch vụ giặt sấy ra đời, với tình hình kinh tế phát triển như hiện nay, dịch vụ giặt sấy không chỉ nhận giặt quần áo cho riêng các cá nhân mà còn nhận giặt chăn ga cho khách sạn, nhà nghỉ, giặt khăn trải bàn, ghế cho nhà hàng, giặt sấy cho các dịch vụ cho thuê quần áo,…
Từ những tiềm năng này, bạn đang dự định thành lập hộ kinh doanh giặt sấy tại Hà Nam nhưng chưa biết hồ sơ, thủ tục như thế nào? Hãy tìm câu trả lời trong bài viết sau đây nhé.
Lưu ý khi mở cửa hàng giặt là tại Hà Nam
Luôn giữ cửa hàng sạch sẽ
Cảm nhận đầu tiên khi khách hàng bước vào cửa tiệm của bạn là xem có sạch sẽ hay không thì họ mới an tâm về chất lượng quần áo của mình được giặt ủi tại đây.
Chính vì vậy, bạn cần dọn dẹp vệ sinh trong và ngoài cửa hàng thường xuyên, đặc biệt là vệ sinh máy giặt và máy sấy. Thêm nữa, việc bạn vệ sinh cửa hàng khi khách hàng rời đi để tránh rủi ro họ trượt ngã trên sàn nhà khi bị ướt.
Mua máy giặt, máy sấy có tuổi thọ cao
Đầu tư thiết bị máy giặt, máy sấy quần áo cho tiệm là một đầu tư về lâu dài chứ không phải sử dụng ngắn hạn. Do đó, bạn cần lựa chọn các loại máy giặt và máy sấy có tuổi thọ cao, dải công suất tối thiểu phải trên 18kg. Vậy tại sao lại phải chọn các loại máy như thế?
Bởi lẽ, khi đầu tư vào những thiết bị tuổi thọ cao công suất lớn bạn sẽ tránh gặp phải các trường hợp không may như:
Máy bị quá tải, dễ hỏng hóc do tuổi thọ ngắn và công suất thấp, gây ảnh hưởng đến công việc khiến bạn sẽ phải tốn kém thêm về chi phí sửa chữa.
Gây nhiễu tiến độ cũng như chất lượng quần áo trả cho khách hàng
Những lợi thế khi các bạn hướng tới lựa chọn đầu tư vào máy giặt và máy sấy cửa tiệm giặt là có tuổi thọ cao, công suất lớn:
Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).
Các bạn hoàn toàn chủ động hơn về cách sử dụng máy công nghiệp và đảm bảo được chất lượng hoạt động ổn định
Hạn chế tối đa được tình trạng quá tải máy nếu lượng khách hàng ngày càng tăng lên
Tối ưu được chi phí sử dụng máy nhiều
Bố trí khu vực giặt là
Trước khi mở tiệm giặt là, bạn cần tính toán xem mình cần bao nhiêu không gian để vận hành?
Trước tiên, bạn cần phải xác định được dịch vụ mình muốn cung cấp. Sau đó bạn tiếp tục đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi như sau:
Bạn sẽ đầu tư vào các loại máy như nào? Kích thước ra làm sao và cân số lượng bao nhiêu chiếc?
Quần áo chưa giặt và đã giặt của khách hàng sẽ được lưu trữ ở đâu?
Bạn có bố trí khu vực chỗ ngồi trong quá trình khách hàng tới cửa tiệm chờ lấy đồ không?
Thái độ niềm nở, nhiệt tình với khách hàng
Nếu bạn đang nghĩ rằng cửa hàng giặt là thì chỉ cần cung cấp quần áo thơm tho, sạch sẽ thì bạn đã sai lầm ngay từ bước này. Cũng như bao ngành dịch vụ khác, mở tiệm giặt ủi không chỉ đơn thuần là về quần áo mà còn có yếu tố con người. Bạn cần có cách cư xử thân thiện, niềm nở với khách hàng của mình thì họ mới muốn quay trở lại cửa tiệm vào những lần sau.
Không những vậy, việc này cũng giúp bạn có thể khảo sát được nhu cầu hướng tới cải thiện chất lượng dịch vụ bằng cách trò chuyện vui vẻ, cởi mở với khách hàng của mình.
Luôn giao quần áo đúng hạn
Khi nhận quần áo từ khách hàng, bạn sẽ đưa ra một thời gian cụ thể để giao đúng hẹn. Hoặc chính khách hàng là người yêu cầu về lịch hẹn cụ thể đó vì có thể trang phục đó họ rất cần phải sử dụng trong thời gian sớm đó.
Do đó, để xây dựng được sự tin tưởng đối với khách hàng, bạn cần giao thành phẩm đúng như thời gian đã đề ra, cũng như vẫn đảm bảo được chất lượng sạch sẽ và thơm tho. Có như vậy, bạn mới giữ chân khách hàng được dài lâu.
Không để mất quần áo của khách
Đây là một điều tối kỵ không được phép xảy ra khi mở cửa tiệm giặt ủi. Khách hàng đem tới giặt 10 bộ đồ, nhưng khi nhận lại thì một áo lại không cánh mà bay. Cho dù là do vô tình hay cố ý thì điều này sẽ khiến mọi người cảm thấy rất khó chịu và vô cùng phẫn nộ. Đồng thời, họ sẽ không quay lại sử dụng dịch vụ lần thứ 2 mà còn có thể chia sẻ vấn đề này với người thân, bạn bè và những người xung quanh. Do đó, thông tin lan truyền sẽ rất dễ khiến rất nhiều người khác cũng ngưng sử dụng dịch vụ cửa tiệm của bạn. Muốn mở kinh doanh giặt là thành công thì các bạn nên tránh mắc sai lầm này.
Tham khảo:
Hướng dẫn hồ sơ thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể nhanh chóng
Hướng dẫn soạn hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể chi tiết từ a đến z
Những Gì Bạn Cần Để Mở Tiệm Giặt Hà Nam?
Trước khi mở tiệm giặt ở quê, bạn cần chuẩn bị một số thứ sau:
Khả năng tài chính
Mở một cửa hàng giặt yêu cầu một khoản đầu tư ban đầu. Bạn cần phải chuẩn bị ngân sách cho thiết bị, mặt bằng, nhân viên và các chi phí khác. Ngoài ra, bạn cũng cần tính toán mức giá và lợi nhuận để đảm bảo rằng doanh nghiệp sẽ được duy trì lâu dài.
Vị trí
Vị trí là một yếu tố quan trọng để thành công trong việc mở cửa hàng giặt. Bạn cần chọn một vị trí có nguồn khách hàng tiềm năng và dễ dàng tiếp cận. Có thể bạn cần thuê một mặt bằng hoặc xây dựng một căn nhà mới để đáp ứng nhu cầu kinh doanh.
Giặt Sấy Gia Minh
Thiết bị
Bạn cần phải mua hoặc thuê các thiết bị giặt và sấy để cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Bạn cũng cần tính toán chi phí cho việc bảo trì và sửa chữa thiết bị.
Nhân viên
Nếu bạn không có kinh nghiệm trong ngành giặt là, bạn cần tìm kiếm nhân viên có kinh nghiệm để giúp đỡ bạn trong việc vận hành tiệm giặt. Nếu bạn đã có kinh nghiệm, bạn có thể tự quản lý và vận hành tiệm giặt.
Khi Nào Nên Mở Tiệm Giặt Ở Quê?
Bạn có thể mở tiệm giặt ở quê vào mùa hè hoặc mùa đông khi nhu cầu giặt là tăng cao. Ngoài ra, bạn cũng nên tính toán thời gian để mở tiệm giặt sao cho đủ thời gian để quảng bá và thu hút khách hàng trước khi mùa đông hay mùa hè đến.
Quy trình thủ tục đăng ký kinh doanh cho cửa hàng giặt sấy tại Hà Nam
Để mở cửa hàng giặt sấy thì bạn cần phải đăng ký kinh doanh cho cửa hàng. Trong trường hợp mở cửa hàng thì bạn cần đăng ký thành lập hộ kinh doanh. Quy trình thực hiện như sau:
Chuẩn bị hồ sơ mở cửa hàng giặt sấy tại Hà Nam
- Giấy đề đăng ký hộ kinh doanh.
- Bản sao chứng minh thư nhân dân có công chứng của chủ cửa hàng hay chủ hộ kinh doanh.
- Hợp đồng thuê cửa hàng hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Văn bản uỷ quyền kèm giấy tờ pháp lý cá nhân đối với người nhận uỷ quyền thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh
Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn mang hồ sơ nộp tại Phòng tài chính – kế hoạch thuộc UBND cấp Huyện, nơi đặt địa chỉ cửa hàng.
Nhận giấy phép kinh doanh
Nếu hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ được cấp giấy phép kinh doanh trong thời gian khoảng 5 ngày.
Nếu sau 05 ngày làm việc, chủ hộ kinh doanh không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cũng không không nhận được yêu cầu sửa đổi hồ sơ. Thì người đó có quyền khiếu nại theo quy định.
Các loại thuế phải đóng khi thành lập hộ kinh doanh giặt sấy tại Hà Nam
Bên cạnh giấy phép đăng ký kinh doanh, trách nhiệm pháp lý song song là các loại thuế liên quan bạn cần phải thực hiện đầy đủ. Bao gồm:
Thuế thu nhập cá nhân dựa trên tổng doanh thu của tiệm giặt.
Thuế giá trị gia tăng: Nộp thuế theo quý, phạt tiền từ 2 triệu – 5 triệu nếu có dấu hiệu trốn thuế hoặc nộp chậm từ 40 – 90 ngày.
Thuế môn bài: Nộp chậm nhất vào ngày 30/1 hàng năm theo hình thức khoán.
Số tiền đóng phụ thuộc vào tổng doanh thu cả năm của tiệm giặt là:
Bậc thuế | Thu nhập 1 năm | Mức thuế cả năm |
1 | Từ 100 triệu – 300 triệu/ năm | 300.000 |
2 | Từ 300 triệu – 500 triệu/ năm | 500.000 |
3 | Từ 500 triệu – 1 tỷ/ năm | 1.000.000 |
Theo quy định mới nhất thì nếu doanh thu của cửa hàng dưới 100 triệu/ năm thì sẽ không phải nộp các loại thuế trên.
Tham khảo:
Hồ sơ khai thuế hộ kinh doanh theo thông tư 40
Tư vấn mức thuế áp dụng đối với hộ kinh doanh cá thể?
Chi phí dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cửa hàng giặt sấy tại Hà Nam
Xác định quy mô kinh doanh tiệm giặt ủi
Bạn nên xác định trước mô hình kinh doanh của tiệm giặt ủi ngay từ đầu. Từ đó, xác định được mức giá của tiệm và khách hàng hướng đến là ai, cũng như setup tiệm giặt ủi sao cho phù hợp.
Đối với các tiệm giặt ủi quy mô nhỏ, đây thường là mô hình giặt ủi theo gia đình, trang bị tầm 5-6 máy giặt, máy sấy và không cần thuê nhân viên.
Đối với các tiệm có quy mô lớn, theo mô hình cửa tiệm giặt công nghiệp, vốn đầu tư và các thiết bị máy giặt, máy sấy lớn hơn, số lượng nhiều hơn. Khách hàng thường là doanh nghiệp, tổ chức như các nhà hàng, khách sạn, trường học hay bệnh viện,…
Từ quy mô của cửa tiệm mà bạn xác định được việc thiết kế và lắp đặt các thiết bị sao cho phù hợp nhất.
Để xác định được bạn nên trả lời các câu hỏi sau:
Bạn sẽ đầu tư thiết bị loại nào? Kích thước ra sao và số lượng bao nhiêu cái?
Quần áo chưa giặt và đã giặt bạn sẽ lưu trữ ở đâu?
Bạn có để khoảng không nào cho khách hàng ngồi chờ không?
Từ những câu hỏi này bạn sẽ bạn sẽ xác định được nên đầu tư tiệm giặt ủi như thế nào để mang lại hiệu quả tốt.
Chi phí mở 1 tiệm giặt là tầm bao nhiêu tại Hà Nam?
Theo kinh nghiệm mở cửa hàng giặt đạt tiêu chuẩn tối thiểu, bạn cần phải đầu tư những hạng mục sau đây:
Thuê mặt bằng để mở tiệm giặt là:
Mô hình tiệm giặt là công cộng có ưu điểm lớn là không cần mặt bằng to hay nằm ở vị trí đắc địa. Nên sẽ không cần phải tốn số tiền vốn quá lớn để đầu tư vào hạng mục thuê mặt bằng này. Chỉ cần tốn khoảng 7.000.000 triệu đến 15.000.000 triệu đồng. Tùy thuộc việc bạn đầu tư cửa hàng giặt là có quy mô lớn hay nhỏ.
Mua các loại máy móc, thiết bị giặt ủi:
Nếu bạn chỉ mở tiệm giặt là để phục vụ cho khách lẻ thì nên đầu từ tầm 35.000.000 triệu đến 55.000.000 triệu đồng để mua khoảng 7 máy giặt có công suất 7-9 kg. Lưu ý, nên chọn máy lồng ngang, cửa trước. Vì loại này giặt đồ sạch hơn máy giặt lồng đứng. Ngoài ra, số tiền còn lại dùng cho việc mua thêm tầm 3 chiếc máy sấy và các vật dụng cần thiết khác như xà phòng, thuốc tẩy…
Chi phí thuê nhân viên làm việc:
Tùy vào tiệm giặt là của bạn lớn hay nhỏ bạn có thể cân nhắc thuê từ 2 đến 3 nhân viên luân phiên làm việc theo ca. Mức lương cơ bản từ 2.000.000 triệu đến 4.000.000 triệu đồng/tháng cho một người.
Tìm nhập nguồn thuốc giặt tẩy và nước xả:
Lời khuyên là khi vừa mở cửa hàng giặt là gia đình, bạn có thể nhập thuốc giặt tẩy từ nhiều thương hiệu khác nhau. Đây là cách dùng thử. Sau đó, đưa ra lựa chọn loại bột giặt nào tốt và giá cả hợp lý nhất. Đảm bảo lâu dài cho việc kinh doanh của bạn.
Tư vấn mở tiệm giặt là với số vốn nhỏ tại Hà Nam
Nếu bạn chỉ có trong tay số vốn hạn chế 60 – 100 triệu đồng để bắt đầu cho một tiệm giặt là, bạn nên tập trung lựa một địa điểm đắc địa và đầu tư các loại máy tối thiểu. Cụ thể:
Chọn địa điểm đông dân, đông sinh viên và người thuê trọ. Vì đa phần họ chưa có máy giặt và bận rộn với công việc hàng ngày. Có thể tìm các địa điểm trong ngõ, hẻm nhưng nên có diện tích mặt đường lớn và có xe cộ qua lại.
Chọn dòng máy công suất vừa phải, sức chứa 7-9kg và ưu tiên lồng máy ngang (vì lồng giặt ngang sạch hơn lồng đứng).
Nên có tối thiểu 3-5 cái máy giặt và 1-2 máy sấy quần áo.
Ngoài ra trong thời đại công nghệ, bạn cũng nên tự quảng bá dịch vụ của mình trên trang mạng xã hội để nhiều người biết đến bạn hơn. Đồng thời luôn dự phòng một số vốn để có thể phòng trường hợp bất trắc.
Bạn đang rất tâm huyết cho cửa hàng giặt sấy của mình, bạn đã chuẩn bị đầy đủ để thành lập cửa hàng, nhưng thủ tục pháp lý đang làm khó bạn. Hãy yên tâm chuẩn bị, vì đã có Gia Minh thay bạn thực hiện thủ tục thành lập hộ kinh doanh giặt sấy tại Hà Nam.
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hộ kinh doanh cá thể có phải kê khai thuế
Mở cửa hàng kinh doanh thức ăn nhanh tại Hà Nam
Dịch vụ Thành lập hộ kinh doanh cá thể tại Hà Nam
Dịch vụ đăng ký giấy phép hộ kinh doanh tại Hà Nam
Xin giấy phép hộ kinh doanh tại Hà Nam như thế nào?
CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH
Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111
Zalo: 085 3388 126
Gmail: dvgiaminh@gmail.com
Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com
Địa chỉ: Số 217 đường Trần Thị Phúc, Phường Trần Hưng Đạo, Thành phố Phủ Lý, Hà Nam