Đăng ký kinh doanh cửa hàng áo cưới tại đắk nông
ĐĂNG KÝ KINH DOANH CỬA HÀNG ÁO CƯỚI TẠI ĐẮK NÔNG
Để mở cửa hàng kinh doanh áo cưới thành công bạn cần phải trải qua 4 bước dưới đây. Để đăng ký kinh doanh cửa hàng áo cưới tại Đắk Nông nhanh chóng và hoạt động đúng pháp luật. Hãy tham khảo ngay quy trình, thủ tục thành lập cửa hàng của Gia Minh để hiểu rõ hơn nhé.
Cơ sở pháp lý
– Luật doanh nghiệp 2020
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP
– Thông tư 01/2021/TT-BKHDT
Điều kiện đăng ký hộ kinh doanh
Cá nhân, thành viên Hộ gia đình đăng ký Hộ kinh doanh là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ các trường hợp sau:
Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Người bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
Cá nhân, thành viên Hộ gia đình không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty Hợp danh trừ khi các thành viên hợp danh khác của công ty đồng ý.
Kinh nghiệm Đăng ký kinh doanh cửa hàng áo cưới tại đắk nông
kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh áo cưới thành công là bạn cần xác định đúng, đủ và chính xác những nội dung trước khi bắt tay vào thực hiện kinh doanh cửa hàng áo cưới. Cụ thể:
Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).
Kinh doanh quần áo tự thiết kế hốt bạc nhờ 7 bước kế hoạch
Có kế hoạch kinh doanh rõ ràng
Đầu tiên, đối với bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào, có kế hoạch chiến lược là một yếu tố không thể nào thiếu được, nó là nền tảng cho mọi hoạt động của bất kì mọi cửa hàng. Trước khi bắt đầu kinh doanh bạn cần phải trả lời được các câu hỏi địa điểm đặt cửa hàng ở đâu, thiết kế cửa hàng áo cưới ra sao, quảng cáo dịch vụ như thế nào, … Các vấn đề khác về nhân viên, nguồn hàng, kho hàng, cách thức kinh doanh, … Rất nhiều thứ cần có kế hoạch cụ thể mà bạn cần phải lên plan chi tiết. Tuy nhiên, khi lập kế cần phải bám sát vào tình hình thị trường thực tế, nhu cầu và thị hiếu của khách hàng theo từng thời điểm để có điều chỉnh kịp thời. Một bản kế hoạch kinh doanh không phải chỉ lập một lần, mà phải linh hoạt, luôn thya đổi trong mọi hoàn cảnh mới đem lại hiệu quả tốt nhất.
Tạo lập kế hoạch kinh doanh thật dễ dàng với phần mềm bán hàng
Nghiên cứu thị trường trước khi mở cửa hàng.
Trước khi kinh doanh bạn cần phải xem xét thị trường và đối tượng khách hàng tại khu vực để có thể chọn quy mô, chọn xu hướng cũng như đường lối phát triển cửa hàng sao cho phù hợp. Xem xét những trang thiết bị cần mua và tìm hiểu thông tin về chúng để đưa ra những lựa chọn phù hợp.
Áo cưới cũng là một đối tượng của thời trang, vì thế cũng không khó để hiểu rằng sự thay đổi của nó cũng theo từng năm, từng thời kỳ, và với mỗi địa phương có tập tục khác nhau thì xu hướng áo cưới cũng khác nhau. Thế nên trước khi bắt đầu kinh doanh bạn cần phải tìm hiểu kĩ lưỡng thị trường, xác định xu hướng, bắt kịp “hot trend” để luôn hợp thời và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Ngoài mẫu mã, một điều quan trọng mà không thể bỏ qua đó chính là giá cả của áo cưới, nếu nơi bạn đặt cửa hàng chủ yếu có những người thu nhập thấp thì họ sẽ không thích các loại áo cưới giá đắt, và ngược lại. Bên cạnh đó, việc hiểu thị trường sẽ giúp bạn tìm được hướng đi hợp lí, đưa ra các chiến lược phù hợp để cửa hàng của mình nổi bật hơn đối thủ cạnh tranh xung quanh bạn.
Chuẩn bị vốn
Tất nhiên rồi, điều này là yếu tố thiết yếu để làm bất cứ một việc gì. Vốn để có một cửa hàng áo cưới khá nhiều, thông thường một tiệm áo cưới nhỏ ở ngoại thành cần ít nhất là 100 triệu đồng trở lên, nếu có nhiều dịch vụ và làm quy mô lớn thì sẽ cần đầu tư vốn cao hơn.
Vốn cần có để bạn có thể mua sắm các vật dụng cơ bản của tiệm như: Bảng hiệu, máy ảnh, phòng chụp, bộ máy tính cấu hình và tất nhiên không thể thiếu đó chính là áo dài, áo cưới, vest, đồ dạ hộ, tủ treo đồ, quảng cáo, marketing, tiền thuê mặt bằng, thuê nhân công,…
Mặt bằng mở cửa hàng kinh doanh áo cưới
Địa điểm kinh doanh là yếu tố rất quan trọng, quyết định rất lớn sự thành công của bạn. Đối với áo cưới, nên đặt cửa hàng ở những nơi đông người, sầm uất, khu thương mại hoặc phố buôn bán, khu mặt tiền, ngã ba đường, … Như vậy mới dễ lọt vào tầm mắt khách hàng hơn. Vì là cửa hàng thời trang nên khách hàng cần có nhu cầu mặc thử, đặc biệt áo cưới lại càng cần diện tích lớn hơn. Vì vậy, cửa hàng của bạn phải đảm bảo đủ rộng, gương phải đủ lớn, ngoài ra phải kê được tủ kính để bày hàng mẫu.
Đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn là ai? Đó là khách hàng cả nam lẫn nữ độ tuổi từ 20 – 35, vì vậy, bạn nên chọn những khu có đặc điểm dân cư trẻ, giao thông thuận tiện, đường rộng, có chỗ đỗ xe, ô tô đỗ được trước cửa hàng lại càng tốt…
Trang trí studio của bạn thật bắt mắt
Trang trí bắt mắt là yếu tố vô cùng quan trọng để tạo được ấn tượng và thu hút mọi ánh nhìn từ khách hàng. Vì vậy, cửa hàng cần được trang trí thật bắt mắt, rực rỡ, ấn tượng, lộng lẫy. Cửa hàng được trang hoàng càng đẹp và chuyên thì chứng tỏ thẩm mỹ của bạn càng cao, khách hàng sẽ càng tin tưởng bạn ngay từ khi đặt chân đến cửa hàng.
Để trang trí studio, nơi để cô dâu chú rể chụp ảnh cưới, bạn nên chuẩn bị sẵn nhiều “khung cảnh” khác nhau thật lãng mạn và màu sắc để đáp ứng sở thích của khách hàng. Không gian trong studio nên rộng rãi, để các photographer dễ dàng tác nghiệp. Thiết kế studio áo cưới cần mang những đặc trưng riêng, phong cách cổ điển, châu Âu hay thuần Việt,…. Nếu bạn muốn cửa hàng được thiết kế theo phong cách Âu, Mỹ thì không gian trong cửa hàng phải trang nhã, lịch sự, lựa chọn gam màu sáng, làm nổi bật sự tinh khôi thuần khiết của váy cưới của cô dâu và vest của chú rể. Còn với định hướng thiết kế cửa hàng áo cưới theo hơi hướng truyền thống thì những màu sắc và họa tiết trong cửa hàng phải làm sao phù hợp với phong tục tập quán truyền thống của người Việt với gam màu đỏ là chủ yếu.
Các dịch vụ đi kèm
Đa số studio áo cưới đều có các dịch vụ đi kèm, tạo nên sự chuyên nghiệp, đồng thời kiếm thêm thu nhập và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Các dịch vụ đi kèm đó bao gồm chụp ảnh, trang điểm… Chính vì vậy mà việc sắm sửa trang thiết bị là không thể thiếu. Vì vậy, bạn cần đầu tư những trang thiết bị phù hợp, có nhân viên chuyên phụ trách để mang lại trải nghiệm đầy đủ và tốt nhất cho khách hàng. Bạn cần máy ảnh chuyên nghiệp, những mẫu ống kính có tiêu cự phù hợp để chất lượng ảnh tốt nhất.
Hệ thống chiếu sáng trong studio cần phải được đặc biệt quan tâm, vì ánh sáng đạt chuẩn thì ảnh mới có chất lượng tốt. Bên cạnh đó là máy in, máy rửa ảnh, giá đỡ, móc treo quần áo, bộ make up, …
Album ảnh tham khảo là thứ không thể thiếu trong cửa hàng của bạn, nó sẽ là yếu tố quyết định đến 50% tỷ lệ khách hàng có muốn sử dụng dịch vụ của bạn hay không. Hãy chuẩn bị nó thật chu đáo, để “khoe” tay nghề và sự chuyên nghiệp của cửa hàng của bạn nhé.
Thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể
Để hiểu rõ hơn về các bước đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể thì bạn cần lưu ý các bước như sau:
Bước 1 Các cá nhân, nhóm cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình muốn đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể phải gửi hồ sơ đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Bước 2 Cơ quan tiếp nhận đơn đăng ký kinh doanh cấp huyện chỉ trao giấy biên nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký sau 3 ngày làm việc nếu đạt các điều kiện sau:
Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 88 Nghị định 01/2021 về đăng ký doanh nghiệp;
Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.
Tham khảo:
Thủ tục kê khai thuế hộ kinh doanh cá thể
Các loại thuế mà hộ kinh doanh phải nộp
Hướng dẫn công bố thực phẩm chức năng
Chi phí đăng ký kinh doanh cửa hàng áo cưới
Dịch vụ tư vấn đăng ký giấy phép kinh doanh cửa hàng áo cưới tại Gia Minh
Gia Minh được biết đến là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực tư vấn thủ tục pháp lý, với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cùng với đội ngũ luật sư nhiều kinh nghiệm, Gia Minh chắc chắn 100% đăng ký giấy chứng nhận thành công cho quý doanh nghiệp.
Dưới đây là quy trình tư vấn đăng ký giấy phép kinh doanh cửa hàng áo cưới cho khách hàng, chi tiết như sau:
- Tư vấn pháp lý về thủ tục, ngành nghề kinh doanh, địa điểm sản xuất kinh doanh và điều kiện để đăng ký giấy phép kinh doanh cửa hàng áo cưới theo quy định, Nghị định;
- Tra cứu tên công ty miễn phí; sao y chứng thực các giấy tờ miễn phí cho khách hàng;
- Tiếp nhận thông tin thành lập công ty, nhận hồ sơ và tiến hành đăng ký giấy phép cho khách hàng
- Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty theo mẫu đúng quy định nhà nước ban hành;
- Gửi hồ sơ đến cho khách hàng xem xét sửa đổi, bổ sung (nếu có) và ký tên vào các hồ sơ
- Đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước, trực tiếp làm việc theo sự ủy quyền của khách hàng cho đến khi hoàn thành hồ sơ.
- Theo dỗi hồ sơ thành lập công ty cho đến khi có kết quả thẩm định Đạt
- Đại diện khách hàng nhận giấy phép kinh doanh tại Sở kế hoạch đầu tư và tiến hành đăng ký con dấu;
- Giao giấy phép kinh doanh và con dấu đến tận nơi cho khách hàng;
- Thực hiện các dịch vụ về thuế cho doanh nghiệp mới thành lập (nếu khách hàng có yêu cầu);
Những lợi thế khi Khách hàng sử dụng dịch vụ làm giấy phép kinh doanh tại Gia Minh
- Tư vấn chính xác, kiểm tra tính pháp lý ngay từ đầu
- Đưa ra phương án lựa chọn loại hình đăng ký và mức vốn điều lệ cho phù hợp.
- Đăng ký và khắc con dấu; nhận giấy chứng nhận Mã số thuế.
- Đăng ký thuế ban đầu tại Chi cục thuế
- Đặt in hoá đơn (đăng ký mẫu hoá đơn đặt in).
- Đăng ký token (chữ ký số)
- Hỗ trợ pháp lý Doanh nghiệp (Quyết định bổ nhiệm Giám Đốc, Kế toán, kê khai hình thức kế toán,…).
- Tư vấn miễn phí trong suốt quá trình kinh doanh của khách hàng
- Thay đổi, sửa đổi và bổ sung nội dung lên giấy phép kinh doanh (nếu khách hàng có nhu cầu)
Các câu hỏi thường gặp về đăng ký kinh doanh cửa hàng áo cưới
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp liên quan đến việc đăng ký kinh doanh cửa hàng áo cưới:
Tôi cần làm gì để đăng ký kinh doanh cửa hàng áo cưới?
Để đăng ký kinh doanh cửa hàng áo cưới, bạn cần thực hiện các bước sau:
- Chọn hình thức kinh doanh: Xác định hình thức kinh doanh của bạn, ví dụ như cá nhân, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, v.v.
- Chọn tên kinh doanh: Đảm bảo tên kinh doanh không vi phạm bản quyền và không trùng với tên kinh doanh đã đăng ký của người khác.
- Đăng ký thuế: Đăng ký mã số thuế và hoàn thiện thủ tục liên quan đến thuế.
- Đăng ký doanh nghiệp: Điền đơn đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan quản lý doanh nghiệp tại địa phương (thường là sở kế hoạch và đầu tư).
- Xin giấy phép kinh doanh: Nếu cần, bạn cần xin giấy phép kinh doanh từ cơ quan quản lý doanh nghiệp.
Tôi cần những giấy tờ gì khi đăng ký kinh doanh cửa hàng áo cưới?
Thông thường, bạn sẽ cần các giấy tờ sau:
- Đơn đăng ký doanh nghiệp: Đây là biểu mẫu xác nhận thông tin cơ bản về doanh nghiệp của bạn.
- Bản sao CMND/Thẻ căn cước công dân của chủ doanh nghiệp: Để xác minh danh tính.
- Bản đăng ký tên kinh doanh: Đây là bản ghi nhận việc bạn đã đăng ký tên kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền.
- Giấy phép kinh doanh: Nếu yêu cầu, bạn cần giấy phép kinh doanh từ cơ quan quản lý doanh nghiệp.
- Giấy chứng nhận đăng ký thuế: Để xác minh việc bạn đã đăng ký với cơ quan thuế.
Tôi có cần phải đăng ký thương hiệu cho cửa hàng áo cưới của mình không?
Đăng ký thương hiệu không bắt buộc, nhưng nó có thể bảo vệ tên thương hiệu và logo của bạn khỏi việc sử dụng trái phép. Nếu bạn muốn bảo vệ thương hiệu của mình và đảm bảo không ai sử dụng trái phép, đăng ký thương hiệu là một lựa chọn tốt.
Tôi cần phải cập nhật thủ tục gì sau khi đã đăng ký kinh doanh cửa hàng áo cưới?
Sau khi đã đăng ký kinh doanh cửa hàng áo cưới, bạn cần thực hiện các thủ tục sau:
- Nộp thuế và báo cáo tài chính: Đảm bảo bạn thực hiện đúng thủ tục liên quan đến nộp thuế và báo cáo tài chính hàng năm.
- Cập nhật thông tin doanh nghiệp: Nếu có bất kỳ thay đổi nào về tên, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh, bạn cần cập nhật thông tin với cơ quan quản lý doanh nghiệp.
- Theo dõi quy định pháp luật: Đảm bảo bạn tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến kinh doanh áo cưới và hoạt động kinh doanh của mình.
Chỉ sau 3 ngày đăng ký kinh doanh cửa hàng áo cưới tại Đắk Nông, khách hàng có thể nhận giấy phép để đi vào kinh doanh. Gia Minh cam kết thực hiện mọi thủ tục thành lập 1 cách nhanh chóng nhất. Bạn chỉ việc chuẩn bị vốn, mặt bằng, nguồn hàng, mọi vấn để thủ tục hãy để Gia Minh lo cho bạn.
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Mở cửa hàng tạp hóa tại Đắk Nông
Mở cửa hàng photocopy tại Đắk Nông
Thành lập hộ kinh doanh buôn bán phân bón tại Đắk Nông
Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể uy tín tại Đắk Nông
CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH
Hotline: 0939 456 569 – 0868 458 111
Zalo: 085 3388 126
Gmail: dvgiaminh@gmail.com
Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com
Địa chỉ: Số 108, đường Hai Bà Trưng, Tổ 3, Phường Nghĩa Thành, Đắk Nông