thành lập công ty chăm sóc sức khỏe

5/5 - (1 bình chọn)

Xã hội ngày càng phát triển hiện đại, mối quan tâm của con người về sức khỏe ngày càng cao. Ngoài các cơ sở khám chữa bệnh công lập, người ta quan tâm đến các phòng khám tư nhân. Tuy nhiên, để có thể thành lập được công ty chăm sóc sức khỏe nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi người lại không hề đơn giản. Sau đây Gia Minh xin cung cấp bài viết Thành lập công ty chăm sóc sức khỏe để giúp quý độc giả nắm được trình tự hồ sơ thủ tục để thành lập được 1 công ty chăm sóc sức khoẻ nhé.

Điều kiện tiếp cận thị trường đối với cơ sở khám, chữa bệnh có vốn nước ngoài

Cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO

Dựa theo mục 8 Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO quy định về dịch vụ dịch vụ y tế và xã hội có thể thấy, Việt Nam khi gia nhập WTO đã cam kết mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thị trường đối với Dịch vụ bệnh viện (CPC 9311) và Các dịch vụ nha khoa và khám bệnh (CPC 9312).

Theo đó, để thành lập công ty kinh doanh loại hình này, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được cung cấp dịch vụ thông qua thành lập bệnh viện 100% vốn đầu tư nước ngoài, liên doanh với đối tác Việt Nam hoặc thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Vốn đầu tư tối thiểu cho một bệnh viện là 20 triệu đô la Mỹ, bệnh xá đa khoa (polyclinic) là 2 triệu đô la Mỹ và cơ sở điều trị chuyên khoa là 200 nghìn đô la Mỹ.

thành lập công ty chăm sóc sức khỏe
thành lập công ty chăm sóc sức khỏe

Mã ngành nghề chăm sóc sức khỏe

8620: Hoạt động của các phòng khám đa khoa, chuyên khoa và nha khoa

8692: Hoạt động của hệ thống cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng

8699: Hoạt động y tế khác chưa được phân vào đâu

8710: Hoạt động của các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng

8730: Hoạt động chăm sóc sức khoẻ người có công, người già và người khuyết tật không có khả năng tự chăm sóc

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

8790: Hoạt động chăm sóc tập trung khác

Điều kiện cấp giấy phép hoạt động dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Về quy mô:

Có quy mô phù hợp với từng hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Về cơ sở vật chất:

Có địa điểm cố định đáp ứng các quy định của pháp luật về: an toàn chịu lực, phòng cháy và chữa cháy, kiểm soát nhiễm khuẩn, bảo vệ môi trường, an toàn bức xạ (nếu có); bảo đảm đủ điện, nước phục vụ hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

Có biển hiệu, có sơ đồ và biển chỉ dẫn đến các khoa, phòng, bộ phận chuyên môn, hành chính;

Bố trí các bộ phận chuyên môn phù hợp chức năng của từng bộ phận, thuận tiện cho việc khám bệnh, chữa bệnh;

Đáp ứng các yêu cầu về xây dựng theo quy định của pháp luật, trong đó: bảo đảm diện tích sàn xây dựng tối thiểu 50m2/giường bệnh; chiều rộng mặt trước (mặt tiền) bệnh viện phải đạt tối thiểu 10m, bảo đảm lối đi cho xe cứu thương ra vào khu vực cấp cứu; các phòng khám trong bệnh viện phải đáp ứng các yêu cầu về diện tích tối thiểu bằng diện tích của các phòng khám tương ứng quy định tại các Điều 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 53 Nghị định 96/2023/NĐ-CP;

Về thiết bị y tế:

Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở;

Tiêm (chích), thay băng, đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp thì phải có hộp thuốc chống sốc;

Vận chuyển cấp cứu phải có xe ô tô cứu thương; có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu. Có hợp đồng vận chuyển cấp cứu với công ty dịch vụ hàng không nếu cơ sở đăng ký vận chuyển người bệnh ra nước ngoài.

Về nhân sự:

Răng hàm mặt: Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải là người hành nghề có chức danh bác sỹ với phạm vi hành nghề răng hàm mặt hoặc chuyên khoa răng hàm mặt.

Dinh dưỡng: Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải là người hành nghề có chức danh bác sỹ với phạm vi hành nghề dinh dưỡng lâm sàng hoặc chức danh dinh dưỡng lâm sàng.

Xét nghiệm: Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật là người hành nghề thuộc một trong các chức danh sau đây: Bác sỹ với phạm vi hành nghề chuyên khoa xét nghiệm y học; Hoặc, kỹ thuật y với phạm vi hành nghề xét nghiệm y học có trình độ cử nhân trở lên.

Chẩn đoán hình ảnh: Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật là người hành nghề thuộc một trong các chức danh sau đây: Bác sỹ với phạm vi hành nghề chuyên khoa kỹ thuật hình ảnh y học; Hoặc, kỹ thuật y với phạm vi hành nghề hình ảnh y học có trình độ cử nhân trở lên.

Kỹ thuật phục hình răng: Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật là người hành nghề có chức danh kỹ thuật y với phạm vi hành nghề phục hình răng có trình độ cử nhân trở lên.

Kỹ thuật phục hồi chức năng: Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật là người hành nghề thuộc một trong các chức danh sau đây: Bác sỹ với phạm vi hành nghề chuyên khoa phục hồi chức năng; Hoặc, kỹ thuật y với phạm vi hành nghề phục hồi chức năng có trình độ cử nhân trở lên.

Tâm lý lâm sàng: Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở tâm lý lâm sàng phải là người hành nghề thuộc một trong các chức danh sau đây: Tâm lý lâm sàng; Hoặc, bác sỹ với phạm vi hành nghề chuyên khoa tâm thần và đã hoàn thành chứng chỉ đào tạo chuyên khoa cơ bản về tâm lý lâm sàng.

Điều dưỡng: Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật là người hành nghề thuộc một trong các chức danh sau đây: Bác sĩ; Hoặc, y sỹ; Hoặc, điều dưỡng; Hoặc, hộ sinh.

Hộ sinh: Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật là người hành nghề có chức danh hộ sinh.

Chăm sóc giảm nhẹ: Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật là người hành nghề có chức danh bác sỹ với phạm vi hành nghề thuộc một trong các trường hợp sau đây: Phạm vi hành nghề y khoa; Hoặc, phạm vi hành nghề y học cổ truyền; Hoặc, phạm vi hành nghề y học dự phòng; Hoặc, phạm vi hành nghề chuyên khoa, trừ chuyên khoa răng hàm mặt.

Cấp cứu ngoại viện: Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở cấp cứu ngoại viện là người hành nghề thuộc một trong các chức danh sau đây: Bác sĩ; Hoặc, cấp cứu viên ngoại viện.

Kính thuốc: Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật là người hành nghề thuộc một trong các chức danh sau đây: Bác sĩ chuyên khoa mắt; Hoặc, kỹ thuật y với phạm vi hành nghề khúc xạ nhãn khoa.

Lọc máu: Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải là người hành nghề có chức danh bác sĩ với một trong các phạm vi hành nghề: Y khoa; Hoặc, chuyên khoa nội; Hoặc, chuyên khoa hồi sức cấp cứu. Và có chứng chỉ đào tạo kỹ thuật chuyên môn về thận nhân tạo.

Thủ tục thành lập công ty chăm sóc sức khỏe

Bước 1: Nhà đầu tư nước ngoài xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Hồ sơ bao gồm:

Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận;

Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư: bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu (nếu là cá nhân); bản sao giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương và hộ chiếu của người quản lý vốn (nếu là tổ chức);

Đề xuất dự án đầu tư. Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư.

Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;

Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có);

Giấy ủy quyền cho Luật Việt An.

Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi dự kiến đặt trụ sở chính.

Thời gian thực hiện: Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp thì Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 2: Thành lập công ty

Đối với công ty chỉ có người Việt Nam góp vốn thì thực hiện từ bước 2 trở đi (tức không phải thực hiện bước 1).

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm:

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

Điều lệ công ty;

Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (nếu là công ty cổ phần); Danh sách thành viên (nếu là công ty TNHH hai thành viên);

Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu (nếu là cá nhân); quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương và thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu kèm văn bản ủy quyền cho người quản lý vốn tại Việt Nam (nếu là tổ chức);

Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp;

Giấy ủy quyền cho Công ty Luật Việt An;

Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Thời gian thực hiện: 03  06 ngày làm việc.

Bước 3: Xin cấp Giấy phép hoạt động khám chữa bệnh

Hồ sơ bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau:

Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 96/2023/NĐ-CP;

Bản sao hợp lệ quyết định thành lập hoặc văn bản có tên của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài;

Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu 11 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 96/2023/NĐ-CP (không áp dụng đối với trường hợp các giấy tờ này đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế);

Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bao gồm đăng ký người hành nghề và người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề) theo Mẫu 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 96/2023/NĐ-CP;

Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu 08 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 96/2023/NĐ-CP;

Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của một trong các hình thức tổ chức quy định tại Mục 1 Chương III Nghị định 96/2023/NĐ-CP;

Điều lệ tổ chức và hoạt động đối với bệnh viện nhà nước thực hiện theo mẫu quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế; đối với bệnh viện tư nhân thực hiện theo Mẫu 03 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 96/2023/NĐ-CP và phương án hoạt động ban đầu đối với bệnh viện;

Bản sao hợp lệ hợp đồng vận chuyển người bệnh đối với bệnh viện không có phương tiện vận chuyển cấp cứu ngoài cơ sở;

Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;

Trường hợp đề nghị cấp lần đầu giấy phép hoạt động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không vì mục đích lợi nhuận thì phải có tài liệu chứng minh nguồn tài chính bảo đảm cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo hoặc hoạt động khám bệnh, chữa bệnh không vì mục đích lợi nhuận.

Nơi nộp hồ sơ:

Bộ Y tế cấp mới giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế;

Bộ Quốc phòng cấp mới giấy phép hoạt động, đình chỉ hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;

Bộ Công an cấp mới giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;

Sở Y tế các tỉnh cấp mới giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn quản lý, trừ trường hợp quy định đối với các cơ quan có thẩm quyền ở trên.

Thời gian thực hiện: Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét thẩm định hồ sơ và thẩm định tại cơ sở để cấp giấy phép hoạt động. Trường hợp không cấp giấy phép hoạt động thì phải có văn bản trả lời và nêu lý do.

Thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Sau khi đã đăng ký kinh doanh theo quy định, và đáp ứng đầy đủ các điều kiện về quy mô, cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân sự. Công ty thực hiện xin giấy phép hoạt động cho cơ sở khám chữa bệnh của mình tại cơ quan có thẩm quyền như sau:

Thành phần hồ sơ

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quy định tại Điều 43 Nghị định 96/2016/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động theo Mẫu 01 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định này;

Bản sao hợp lệ quyết định thành lập hoặc văn bản có tên của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài;

Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bao gồm đăng ký người hành nghề và người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề) theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;

 Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu 02 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định này;

Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của một trong các hình thức tổ chức quy định tại Mục 1 Chương III Nghị định này;

Điều lệ tổ chức và hoạt động đối với bệnh viện nhà nước thực hiện theo mẫu quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế; đối với bệnh viện tư nhân thực hiện theo Mẫu 03 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định này và phương án hoạt động ban đầu đối với bệnh viện;

Bản sao hợp lệ hợp đồng vận chuyển người bệnh đối với bệnh viện, nhà hộ sinh không có phương tiện vận chuyển cấp cứu ngoài cơ sở;

Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;

Đối với cơ sở dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh: Bản sao hợp lệ hợp đồng hỗ trợ chuyên môn với bệnh viện. Trong trường hợp có cung cấp dịch vụ vận chuyển người bệnh ra nước ngoài cần có bản sao hợp lệ hợp đồng vận chuyển người bệnh với công ty dịch vụ hàng không.

Cơ quan có thẩm quyền cấp phép

Bộ Y tế đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế, bệnh viện tư nhân hoặc bệnh viện thuộc các bộ khác;

Sở Y tế đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn, trừ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại điểm a khoản này.

Trình tự thủ tục

Trình tự xem xét việc đề nghị cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện như sau:

Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động, Bộ Y tế hoặc Sở Y tế (sau đây gọi tắt là cơ quan tiếp nhận hồ sơ) thực hiện như sau:

 Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ thì sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận gửi ngay cho cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Mẫu 09 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định này;

 Trường hợp hồ sơ gửi qua đường bưu điện thì trong thời hạn 03 ngày, tính từ thời điểm nhận được hồ sơ (tính theo dấu bưu điện đến), cơ quan tiếp nhận gửi cho cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Mẫu 09 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định này.

Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải xem xét để cấp trong thời hạn 60 ngày đối với bệnh viện; 45 ngày đối với các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh khác, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp không cấp thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động chưa hợp lệ thì thực hiện như sau:

 Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động để hoàn chỉnh hồ sơ. Văn bản thông báo phải nêu cụ thể là bổ sung những tài liệu nào, nội dung nào cần sửa đổi;

 Khi nhận được văn bản yêu cầu hoàn chỉnh hồ sơ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề nghị cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải bổ sung, sửa đổi theo đúng những nội dung đã được ghi trong văn bản và gửi về cơ quan tiếp nhận hồ sơ;

 Sau 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung, sửa đổi, nếu cơ quan tiếp nhận hồ sơ không có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì phải cấp giấy phép hoạt động trong thời gian quy định tại điểm b khoản này; nếu không cấp thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;

 Sau 60 ngày, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản yêu cầu mà cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động không bổ sung, sửa đổi, hoặc bổ sung, sửa đổi hồ sơ nhưng không đạt yêu cầu thì phải thực hiện lại từ đầu thủ tục đề nghị cấp giấy phép hoạt động.

Giấy phép hoạt động do Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục XII. Số giấy phép hoạt động căn cứ theo bảng mã ký hiệu quy định tại Mẫu 04 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

Công ty chăm sóc sức khỏe là gì? Kinh doanh những hoạt động gì?

Công ty chăm sóc sức khỏe là tổ chức y tế được cơ quan y tế có thẩm quyền cấp phép hoạt động, thực hiện các công việc như chẩn đoán, khám chữa bệnh và điều trị bệnh cho người bệnh.

Tùy thuộc vào nội dung hoạt động của công ty mà có thể hoạt động dưới các hình thức sau:

Phòng khám đa khoa;

Phòng khám chuyên khoa;

Phòng chẩn trị y học cổ truyền;

Và một số hình thức khác.

Điều kiện mở công ty chăm sóc sức khỏe

Để mở công ty chăm sóc sức khỏe cần đáp ứng các điều kiện sau:

Đáp ứng các quy định về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở khám chữa bệnh theo quy định;

Có đủ người hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn;

Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của công ty chăm sóc sức khỏe phải hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng.

Lưu ý:

Người đứng đầu công ty chăm sóc sức khỏe phải là người hành nghề có bằng cấp chuyên môn phù hợp với loại hình hành nghề nếu mở công ty chăm sóc sức khỏe dưới hình thức phòng khám chuyên khoa.

Giấy tờ cần chuẩn bị để mở công ty chăm sóc sức khỏe

Hồ sơ đăng ký thành lập công ty chăm sóc sức khỏe bao gồm:

Nếu mở công ty chăm sóc sức khỏe dưới loại hình công ty thì giấy tờ bao gồm:

Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh;

Điều lệ Công ty;

Danh sách thành viên/cổ đông;

Và một số giấy tờ khác có liên quan;

Nếu mở công ty chăm sóc sức khỏe dưới loại hình hộ kinh doanh thì giấy tờ bao gồm:

Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;

Bản chụp CCCD/Hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh;

Và một số giấy tờ khác;

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động công ty chăm sóc sức khỏe gồm:

Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động;

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/hộ kinh doanh;

Bản sao Chứng chỉ hành nghề của từng người hành nghề trong công ty;

Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, bản mô tả mô hình tổ chức và hồ sơ nhân sự;

Tài liệu chứng minh đáp ứng đủ điều kiện như đã nêu ở mục 2;

Thủ tục thành lập công ty chăm sóc sức khỏe

Bước 1: xin giấy phép thành lập công ty chăm sóc sức khỏe như sau:

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập như đã nêu;

Nộp hồ sơ đến Sở Kế hoạch và Đầu tư (nếu thành lập công ty) hoặc Phòng Tài chính  Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện (nếu thành lập hộ kinh doanh) nơi mở công ty;

Nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/hộ kinh doanh;

Thủ tục thành lập trung tâm tư vấn và chăm sóc sức khỏe
Thủ tục thành lập trung tâm tư vấn và chăm sóc sức khỏe

Bước 2: xin giấy phép hoạt động cho công ty chăm sóc sức khỏe;

Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như đã nêu;

Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền cấp phép nơi mở công ty chăm sóc sức khỏe;

Nhận giấy phép hoạt động cho công ty trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Lưu ý:

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động cho công ty chăm sóc sức khỏe gồm:

Bộ trưởng Bộ Y tế nếu thuộc Bộ Y tế;

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đối với cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng;

Giám đốc Sở Y tế đối với các trường hợp còn lại.

Chi phí mở công ty chăm sóc sức khỏe

Lệ phí Nhà nước: 4.300.000 đồng

Phí dịch vụ: 20.000.000 đồng.

Để có thể hạn chế được thời gian chờ đợi khi đến bệnh viện, người ta thường lựa chọn 1 phòng khám chăm sóc sức khỏe tư nhân. Hi vọng qua việc theo dõi bài viết Thành lập công ty chăm sóc sức khỏe đã giúp quý độc giả nắm được thêm thông tin mà mình cần. Trường hợp vẫn còn băn khoăn thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn kịp thời và nhanh chóng.

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo