Làm con dấu nhanh tại bình phước
LÀM CON DẤU NHANH TẠI BÌNH PHƯỚC
Làm con dấu nhanh tại Bình Phước giao hàng tận nơi, khách hàng nhận mới thanh toán
Cách làm con dấu pháp nhân cho công ty
Con dấu công ty là một yếu tố có tính pháp lý với mục đích nhận biết doanh nghiệp. Chúng được cấp sau khi doanh nghiệp hoàn tất thủ tục thành lập công ty hoặc sau khi thực hiện thủ tục thay đổi mẫu con dấu của doanh nghiệp. Con dấu có thể là vật được khắc chìm hoặc nổi theo yêu cầu, với mục đích tạo hình cố định trên văn bản, và thể hiện tính pháp lý cũng như tư cách pháp nhân của chủ sở hữu con dấu. Khi đóng con dấu lên văn bản, đây là việc xác lập giá trị pháp lý đối với văn bản đó.
Điều 43 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về dấu của doanh nghiệp như sau:
“1. Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc đấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành.
Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.”
Dấu công ty bao gồm một số loại như sau:
Dấu tròn: Đây là loại dấu thể hiện giá trị pháp lý và khẳng định tính hợp pháp của doanh nghiệp. Dấu tròn là con dấu pháp nhân và phải được đăng ký tại cơ quan công an. Doanh nghiệp chỉ được sử dụng dấu tròn khi đã được cấp Giấy chứng nhận.
Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).
Dấu vuông gồm các loại: Loại dấu này bao gồm dấu chức danh, dấu mã số thuế, dấu logo công ty, và tất cả đều có giá trị pháp lý sau khi đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh để công bố thông tin trên Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Các loại dấu này có thể được sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp mà không phải chịu sự quản lý của Cơ quan nhà nước.
Việc đăng ký mẫu dấu là quy trình cá nhân hoặc tổ chức sử dụng con dấu tiến hành đăng ký mẫu dấu với cơ quan đăng ký mẫu dấu theo Nghị định 01/2021/NĐCP về đăng ký doanh nghiệp. Con dấu chỉ được coi là hợp pháp khi nó đã được đăng ký mẫu con dấu.
Có hai trường hợp doanh nghiệp có thể được cấp con dấu:
Trong trường hợp đầu tiên: con dấu của doanh nghiệp sẽ chỉ được cấp sau khi đã hoàn tất đầy đủ các bước trong quá trình thành lập công ty.
Trường hợp thứ hai: Doanh nghiệp có thể được cấp con dấu sau khi thực hiện thủ tục thay đổi con dấu doanh nghiệp.
Khi thực hiện làm khắc dấu doanh nghiệp thì cần cung cấp:
Bản sao y giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Chứng minh thư
Bản giấy Giới thiệu/ giấy uỷ quyền của Công ty (không phải giám đốc thì mới cần loại giấy tờ này)
Tất cả những giấy tờ trên đều phải công chứng
Ngoài việc cấp mới con dấu tròn thì bạn cũng sẽ quan tâm đến các trường hợp sau:
Thủ tục khắc dấu doanh nghiệp thay đổi giấy phép kinh doanh
Trả con dấu cũ và Giấy chứng nhận mẫu dấu cũ tại công an thành phố (nếu là con dấu cấp trước ngày 01/07/2015)
Khắc dấu như doanh nghiệp mới thành lập: chỉ cần giấy phép kinh doanh sao y có công chứng/chứng thực.
Làm thông báo mẫu dấu cho Sở kế hoạch và đầu tư
Thủ tục khắc dấu thứ hai trở lên
Như thủ tục khắc dấu doanh nghiệp mới thành lập.
Hoặc như thủ tục khắc dấu doanh nghiệp thay đổi giấy phép kinh doanh.
Thủ tục khắc dấu khi bị hư hỏng dấu
Trả con dấu cũ (bị hư hỏng) và Giấy chứng nhận mẫu dấu cũ tại công an thành phố (nếu là con dấu cấp trước ngày 01/07/2015)
Khắc dấu như doanh nghiệp mới thành lập: chỉ cần giấy phép kinh doanh sao y có công chứng/chứng thực
Làm thông báo mẫu dấu cho sở Kế hoạch và Đầu tư hồ sơ gồm: Biên bản trả dấu, Thông báo mẫu dấu, Giấy phép kinh doanh, Quyết định, Biên bản họp.
Thủ tục khắc dấu khi bị mất dấu
Đơn mất con dấu có xác nhận của Công an.
Khắc dấu như doanh nghiệp mới thành lập: chỉ cần giấy phép kinh doanh sao y có công chứng/chứng thực.
Làm thông báo mẫu dấu cho Sở kế hoạch và đầu tư, hồ sơ gồm: Biên bản trả dấu, Thông báo mẫu dấu, Giấy phép kinh doanh, Quyết định, Biên bản họp.
Thủ tục làm con dấu thu nhỏ, con dấu nổi, dấu xi:
Văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép cấp văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng minh ngành hoặc phục vụ công tác chuyên môn;
Công văn của cơ quan, tổ chức có nhu cầu làm con dấu thu nhỏ, con dấu nổi, dấu xi gửi cơ quan Công an nơi đã đăng ký con dấu thứ nhất.
Thủ tục làm con dấu có biểu tượng, chữ nước ngoài, tên viết tắt:
Cơ quan, tổ chức có nhu cầu làm biểu tượng hoặc chữ nước ngoài hoặc tên viết tắt trong nội dung con dấu, ngoài các thủ tục quy định trên phải có văn bản đề nghị với cơ quan Công an nơi cấp Giấy phép làm con dấu giải quyết (đối với doanh nghiệp thì đề nghị cơ quan Công an nơi đăng ký mẫu dấu).
Thủ tục mang con dấu của cơ quan, tổ chức nước ngoài vào Việt Nam hoạt động:
Cơ quan, tổ chức nước ngoài không có chức năng ngoại giao, nếu có nhu cầu mang con dấu từ nước ngoài vào Việt Nam sử dụng, phải có đơn xin phép theo mẫu quy định của Bộ Công an; giấy phép thành lập, hoạt động được cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp.
Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày mang con dấu vào Việt Nam, cơ quan, tổ chức nước ngoài phải đăng ký tại cơ quan Công an có thẩm quyền trước khi sử dụng.
Thẩm quyền giải quyết các thủ tục về con dấu:
Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội Bộ Công an có trách nhiệm giải quyết thủ tục làm con dấu, đăng ký lưu chiểu và cấp Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu cho các cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sau đây:
Quốc hội, Chính phủ, chức danh Nhà nước, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan, tổ chức trực thuộc;
Cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức tôn giáo, tổ chức phi chính phủ, hội quần chúng, hội nghề nghiệp và các đơn vị trực thuộc;
Cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài; cơ quan, tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam do cơ quan Trung ương của Việt Nam cấp phép thành lập, hoạt động;
Cơ quan, tổ chức của Việt Nam hoạt động ở nước ngoài thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức ở Trung ương ;
Tổ chức kinh tế do cơ quan Trung ương thành lập, cấp phép hoạt động;
Các cơ quan, tổ chức nước ngoài mang con dấu vào Việt Nam sử dụng.
Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm giải quyết thủ tục làm con dấu, đăng ký mẫu dấu và cấp Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu trong các trường hợp sau:
Cơ quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức tôn giáo, tổ chức phi Chính phủ, hội quần chúng, hội nghề nghiệp thuộc địa phương; cơ quan, tổ chức theo hệ thống ngành dọc hoạt động tại địa phương;
Cơ quan, tổ chức nước ngoài; tổ chức kinh tế do địa phương cấp phép, đăng ký; cơ quan, tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương và một số trường hợp khác theo thông báo của Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội;
Cơ quan, tổ chức thuộc địa phương hoạt động tại nước ngoài.
Làm con dấu nhanh tại Bình Phước
Thủ tục khắc dấu theo luật doanh nghiệp 2
Đầu tiên, bạn hãy cùng Song Kim tìm hiểu điều 43 Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2021. Theo đó, Luật đã quy định như sau:
“Điều 43. Dấu của doanh nghiệp
Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.”
Kết luận:
Theo luật doanh nghiệp 2020, thì thủ tục khắc dấu dành cho công ty mới thành lập có nhiều điểm mới so với luật doanh nghiệp 2014, cụ thể như sau:
Dấu có thể là con dấu tròn hoặc con dấu điện tử (dùng chữ ký số)
Nội dung con dấu do doanh nghiệp tự quyết định.
Số lượng con dấu do doanh nghiệp tự quyết định
Doanh nghiệp không cần thực hiện thủ tục thông báo mẫu dấu lên cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia.
Nhưng nếu không làm thủ tục thông báo mẫu dấu, thì có mở tài khoản ngân hàng được không?
Theo quy định riêng của từng ngân hàng, thủ tục mở tài khoản công ty sẽ có những điểm khác nhau về thủ tục và mẫu biểu. Nhưng cơ bản, bắt buộc phải có những hồ sơ sau:
Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Bản sao giấy tờ tùy thân của đại diện pháp luật
Bản sao giấy xác nhận mẫu dấu hoặc thông báo về việc sử dụng mẫu con dấu.
Đối với các công ty được thành lập trước năm 2021, thủ tục thông báo mẫu dấu theo phụ lục PL II-8 là thủ tục bắt buộc. Và khi mở tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp sẽ sử dụng mẫu này để nộp cho ngân hàng.
Nhưng từ năm 2021, mẫu PL II-8 đã hết hiệu lực, doanh nghiệp phải là sao? Từ năm 2021, khi bạn thực hiện thủ tục khắc dấu tại các cơ sở khắc dấu có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật, bạn sẽ được cấp giấy xác nhận mẫu dấu. Và giấy xác nhận này hoàn toàn có thể thay thế biểu mẫu Pl II-8 (thủ tục thông báo mẫu dấu) như đã trình bày ở trên.
Làm con dấu nhanh tại Bình Phước của Gia Minh. Cam kết luôn luôn đem đến sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Dịch vụ kế toán trọn gói Bình Phước
Điều kiện thành lập trung tâm ngoại ngữ Bình Phước
Tư vấn thay đổi giấy chứng nhận đầu tư tại Bình Phước
Kế toán và kiểm toán khác nhau như thế nào
Khác nhau giữa báo cáo tài chính riêng lẻ và báo cáo tài chính hợp nhất
CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH
Hotline: 0939 456 569 – 0868 458 111
Zalo: 085 3388 126
Gmail: dvgiaminh@gmail.com
Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com
Địa chỉ: Tổ 3 ấp 3, Xã Minh Thành, Huyện Chơn Thành, Bình Phước