Điều kiện mở phòng khám dinh dưỡng

Rate this post

Điều kiện mở phòng khám dinh dưỡng

Xuất phát từ nhu cầu khám bệnh sớm để có thể kiểm soát chế độ dinh dưỡng và thói quen vận động của người dân, nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm đến việc thành lập phòng khám dinh dưỡng. Tuy nhiên, để phòng khám dinh dưỡng cần đáp ứng những điều kiện theo quy định pháp luật. Vậy những điều kiện đó là gì? Mời quý khách hàng theo dõi bài viết Điều kiện mở phòng khám dinh dưỡng được Gia Minh trình bày dưới đây để nắm được thông tin nhé.

Căn cứ pháp lý điều kiện mở phòng khám dinh dưỡng

Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023;

Nghị định 96/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023;

Thông tư 32/2023/TT-BYT của Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

Điều kiện mở phòng khám dinh dưỡng
Điều kiện mở phòng khám dinh dưỡng

Phòng khám dinh dưỡng là gì?

Theo Điều 67 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, dinh dưỡng trong khám bệnh, chữa bệnh là hoạt động dinh dưỡng lâm sàng và việc tư vấn, hướng dẫn chế độ dinh dưỡng trong khám bệnh, chữa bệnh. Nội dung hoạt động dinh dưỡng trong khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:

Khám, đánh giá, phân loại mức độ suy dinh dưỡng, tư vấn, hướng dẫn chuyên môn về dinh dưỡng bệnh lý và theo dõi tình trạng dinh dưỡng của người bệnh;

Giáo dục, truyền thông về dinh dưỡng.

Phòng khám dinh dưỡng là một trong hình thức phòng khám của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại điểm g Khoản 2 Điều 39 Nghị định 96/2023/NĐ-CP. Có thể hiểu, phòng khám dinh dưỡng là hình thức phòng khám được hoạt động dinh dưỡng theo quy định pháp luật. Phòng khám dinh dưỡng thường hướng đến những đối tượng như người bị suy dinh dưỡng, người bị rối loạn chuyển hóa, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đối tượng mới phục hồi sức khỏe sau phẫu thuật,…

Điều kiện mở phòng khám dinh dưỡng

Để phòng khám dinh dưỡng được hoạt động hợp pháp, cơ sở phòng khám cần tiến hành thủ tục xin Giấy phép hoạt động tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Giấy phép hoạt động được cấp khi cơ sở phòng khám phải đáp ứng những điều kiện chung đối với cơ sở khám chữa bệnh quy định tại Điều 40 Nghị định 96/2023/NĐ-CP và những điều kiện riêng quy định tại Điều 48 Nghị định 96/2023/NĐ-CP. Cụ thể:

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Về hình thức tổ chức phòng khám

Phòng khám dinh dưỡng phải được tổ chức theo phòng khám chuyên khoa nội hoặc phòng khám bác sĩ y khoa. Đây là quy định mới được đặt ra so với những điều kiện được quy định tại Nghị định 109/2016/NĐ-CP. Theo đó, phòng khám chuyên khoa nội là phòng khám chuyên điều trị các bệnh nội khoa, các phương pháp chủ yếu không liên quan đến phẫu thuật mà thường sử dụng phương pháp điều trị bằng thuốc. Còn phòng khám bác sĩ y khoa là hình thức phòng khám do một người có hành nghề được cấp giấy phép hành nghề theo một trong các chức danh là bác sĩ với phạm vi hành nghề y khoa hoặc bác sĩ với phạm vi hành nghề chuyên khoa.

Về cơ sở vật chất

Cũng như các cơ sở phòng khám khác, phòng khám y học cổ truyền phải có địa điểm cố định đáp ứng các quy định của pháp luật về: an toàn chịu lực, phòng cháy và chữa cháy, kiểm soát nhiễm khuẩn, bảo vệ môi trường, an toàn bức xạ (nếu có); bảo đảm đủ điện, nước phục vụ hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Đồng thời, có biển hiệu, có sơ đồ và biển chỉ dẫn đến các khoa, phòng, bộ phận chuyên môn, hành chính;

Ngoài ra, nếu phòng khám dinh dưỡng được tổ chức dưới hình thức phòng khám bác sĩ y khoa thì theo Điều 45 Nghị định 96/2023/NĐ-CP, cơ sở vật chất của phòng khám phải đáp ứng điều kiện sau:

Phòng khám phải có nơi đón tiếp người bệnh, phòng khám bệnh có diện tích tối thiểu 10 m2;

Có khu vực tiệt khuẩn để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại, trừ trường hợp không có dụng cụ phải tiệt khuẩn lại hoặc có hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để tiệt khuẩn dụng cụ;

Trường hợp có thực hiện các kỹ thuật, thủ thuật thì ngoài phòng khám bệnh phải có thêm phòng để thực hiện kỹ thuật, thủ thuật có diện tích tối thiểu 10m2; nếu có thực hiện kỹ thuật vận động trị liệu thì phòng để thực hiện kỹ thuật, thủ thuật phải có diện tích tối thiểu 20 m2.

Về thiết bị phục vụ khám bệnh, chữa bệnh

Phòng khám dinh dưỡng phải có thiết bị y tế phù hợp với danh mục chuyên môn kỹ thuật và phạm vi hoạt động đăng ký.

Đồng thời, phải có hộp cấp cứu phản vệ và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa phù hợp với các chuyên khoa thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám.

Về nhân sự

Phòng khám chuyên khoa phải có đủ người hành nghề theo quy mô, danh mục kỹ thuật và đạt tỷ lệ người hành nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải là người hành nghề toàn thời gian của cơ sở và có phạm vi hành nghề phù hợp phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở, có thời gian hành nghề ở phạm vi đó tối thiểu 36 tháng, trừ trường hợp người hành nghề có chức danh là lương y, người có bài thuốc gia truyền, người có phương pháp chữa bệnh gia truyền.

Các đối tượng khác tham gia vào quá trình khám bệnh, chữa bệnh nhưng không cần phải cấp giấy phép hành nghề (kỹ sư vật lý y học, kỹ sư xạ trị, kỹ sư công nghệ sinh học, cử nhân công nghệ sinh học và các đối tượng khác) được phép thực hiện các hoạt động chuyên môn theo phân công của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, việc phân công phải phù hợp với văn bằng chuyên môn và khả năng của người đó.

Ngoài ra, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám dinh dưỡng phải là người hành nghề có chức danh bác sĩ với phạm vi hành nghề dinh dưỡng lâm sàng hoặc chức danh dinh dưỡng lâm sàng.

Điều kiện cấp Giấy phép hành nghề dinh dưỡng lâm sàng

Theo Điều 26 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh, chức danh chuyên môn dinh dưỡng lâm sàng thuộc trường hợp phải có giấy phép hành nghề. Phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng được quy định tại Phụ lục số V và Phụ lục số XV ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT.

Theo Khoản 2 Điều 30 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, điều kiện cấp Giấy phép hành nghề đối với chức danh dinh dưỡng lâm sàng bao gồm:

Được đánh giá đủ năng lực hành nghề qua kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh hoặc có giấy phép hành nghề được thừa nhận theo quy định;

Có đủ sức khỏe để hành nghề;

Không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hành nghề nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

Lưu ý, sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, người có văn bằng tốt nghiệp thuộc lĩnh vực sức khỏe sẽ được lựa chọn một trong hai phương án liên quan đến cấp giấy phép hành nghề dinh dưỡng lâm sàng như sau:

Thực hiện thủ tục đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề. Trước khi lập hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề phải hoàn thành việc thực hành và phải tham gia kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề;

Tiếp tục học chuyên khoa và sau khi hoàn thành đào tạo chuyên khoa được thực hiện thủ tục đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề với phạm vi hành nghề chuyên khoa. Trước khi lập hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề không phải thực hành nhưng phải tham gia kiểm tra đánh giá năng lực hành và đạt kết quả kiểm tra.

Điều kiện, thủ tục thành lập phòng khám dinh dưỡng
Điều kiện, thủ tục thành lập phòng khám dinh dưỡng

Hồ sơ mở phòng khám dinh dưỡng nhanh, trọn gói

Để mở phòng khám dinh dưỡng nhanh, trọn gói bạn cần chuẩn bị những tài liệu sau đây và cung cấp cho Gia Minh để chúng tôi hỗ trợ các công việc xin giấy phép:

 Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động (Gia Minh hỗ trợ soạn thảo);

 Bản kê khai cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự (Gia Minh hỗ trợ soạn thảo);

 Danh sách người đăng ký hành nghề (Gia Minh hỗ trợ soạn thảo);

 Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn (Gia Minh hỗ trợ soạn thảo);

 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với công ty) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (đối với hộ kinh doanh);

 Chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn và các nhân sự làm việc tại phòng khám;

 Giấy xác nhận quá trình thực hành của người chịu trách nhiệm chuyên môn;

 Hợp đồng rác thải (Gia Minh hỗ trợ hoàn thiện nếu khách hàng chưa có).

 Hợp đồng lắp đặt hệ thống xử lý nước thải (Gia Minh hỗ trợ hoàn thiện nếu khách hàng chưa có).

Chú ý: Theo quy định mới hiện nay khi các phòng khám khi nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lần đầu sẽ đồng thời phải nộp luôn cả hồ sơ phê duyệt danh mục kỹ thuật, hồ sơ phê duyệt sẽ kèm theo gồm:

 Đơn đề nghị phê duyệt danh mục kỹ thuật;

 Hồ sơ năng lực;

 Biên bản họp hội đồng chuyên môn;

 Danh mục kỹ thuật đề nghị phê duyệt.

Ngoài ra đối với từng trường hợp cụ thể của từng người chịu trách nhiệm chuyên môn, hồ sơ sẽ có phần khác nhau, chúng tôi sẽ tư vấn cụ thể cho từng trường hợp, ví dụ như:

 Bác sĩ chịu trách nhiệm chuyên môn đã nghỉ hưu;

 Bác sĩ có CCHN do Sở Y tế tỉnh thành khác cấp và muốn mở phòng khám ở tỉnh thành mới.

 Bác sĩ đã thuộc trường hợp quá 02 năm không hành nghề liên tiếp trên thực tế.

 Bác sĩ đang làm việc trong Bệnh viện nhà nước, Bệnh viện tư nhân, Phòng khám tư nhân mà muốn mở Phòng khám riêng cho mình.

Dịch vụ mở phòng khám dinh dưỡng của Gia Minh

Tư vấn pháp luật về điều kiện, thủ tục mở phòng khám dinh dưỡng;

Soạn thảo, hoàn thiện các hồ sơ và trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền liên quan đến thủ tục xin cấp giấy phép phòng khám;

Theo dõi, thay mặt khách hàng bổ sung giấy tờ khi có yêu cầu từ cơ quan có thẩm quyền trong quá trình làm thủ tục;

Nhận kết quả và bàn giao giấy phép đến cho khách hàng theo hợp đồng;

Hỗ trợ, tư vấn pháp lý thường xuyên cho khách hàng sau khi được cấp Giấy phép.

Trên đây là bài viết Điều kiện mở phòng khám dinh dưỡng do Gia Minh tổng hợp và cung cấp đến quý khách hàng, giúp cho quý khách hàng nắm được về bước đầu cần đáp ứng những điều kiện gì để mở phòng khám dinh dưỡng. Trường hợp quý khách hàng vẫn còn thắc mắc, hãy liên hệ ngay với Gia Minh để được chúng tôi tư vấn nhanh chóng, chính xác và đáng tin cậy.

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH

Hotline: 0932 785 561 0868 458 111

Zalo: 0932 890 675

Gmail: dvgiaminh@gmail.com

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo