Bán bánh mì có cần đăng ký kinh doanh không

Rate this post

Bán bánh mì có cần đăng ký kinh doanh không

Đi dạo một vòng quanh các con phố, chúng ta dễ dàng bắt gặp những chiếc xe đẩy bán bánh mì, những cửa hàng bánh mì lớn nhỏ. Bánh mì là món ăn quen thuộc và được nhiều người yêu thích. Việc kinh doanh bánh mì vì thế cũng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, không ít người băn khoăn liệu việc bán bánh mì có cần đăng ký kinh doanh không? Câu hỏi này đặc biệt quan trọng đối với những người mới bắt đầu kinh doanh hoặc những người kinh doanh nhỏ lẻ. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên và cung cấp những thông tin cần thiết để bạn có thể kinh doanh bánh mì một cách hợp pháp và an toàn.

Bán bánh mì có cần đăng ký kinh doanh không
Bán bánh mì có cần đăng ký kinh doanh không

Cơ sở pháp lý:

Nghị định 39/2007/NĐ-CP có quy định về các trường hợp cá nhân hoạt động thương mại một các độc lập thường xuyên không phải đăng kí kinh doanh

Bán bánh mì có cần đăng ký kinh doanh không?

Nếu bạn dự định mở một cửa hàng bánh mì, có thương hiệu, logo riêng, có thuê người lao động thì có thể thấy hoạt động kinh doanh của bạn có tính độc lập, thường xuyên, có địa điểm cố định, theo đó, khi mở cửa hàng bạn phải tiến hành đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Theo quy định của pháp luật, bạn có thể thành lập hộ kinh doanh để kinh doanh bánh mì.

Nếu bạn tự mình hằng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động đ­ược pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác mà không cần đăng ký kinh doanh nếu thuộc những trường hợp sau:

 Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong.

 Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định.

Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định.

Vì vậy trong trường hợp bạn bán bánh mì nhưng thuộc dạng buôn bán rong, không có địa điểm cố định, không có tên tuổi, thương hiệu thì bạn có thể không cần phải đăng ký hộ kinh doanh.

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Cho dù thuộc trường hợp không cần đăng ký kinh doanh hay cần phải đăng ký kinh doanh thì bạn đều phải có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền cấp và chịu trách nhiệm trước sản phẩm của mình.

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ HỘ KINH DOANH BÁN BÁNH MÌ

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bánh mì

Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể bao gồm các giấy tờ sau:

Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;

Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh;

Bản sao hợp đồng thuê nhà, hợp đồng mượn nhà hoặc sổ đỏ đối với trường hợp chủ hộ đứng tên địa chỉ hộ kinh doanh (không cần công chứng)

Trường hợp các thành viên hộ gia đình cùng góp vốn đăng ký hộ kinh doanh thì cần thêm các giấy tờ sau:

Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của thành viên hộ gia đình;

Bản sao hợp lệ biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh;

Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu có);Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề (nếu có).

Số lượng hồ sơ: 1 bộ.

Nộp hồ sơ

Trong trường hợp người đăng ký ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục, cần có văn bản ủy quyền và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền.

Nếu người đăng ký ủy quyền cho tổ chức thực hiện thủ tục, cần có bản sao hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức đó

Những yêu cầu này đảm bảo việc đăng ký kinh doanh được thực hiện theo đúng quy định và tuân thủ các quy trình pháp lý.

Nhận kết quả

Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Kinh doanh bánh mì sẽ cần chuẩn bị những gì?

Trước khi bắt đầu kinh doanh bánh mì thì bạn cần phải lên được kế hoạch chi tiết, những việc làm, vật dụng…cần chuẩn bị để hiện thức hóa kế hoạch kinh doanh thực tiễn. Và để giúp bạn dễ dàng hình dung hơn, chúng tôi sẽ liệt kế cho bạn những vật dụng, hành trang bạn cần phải làm

Vốn đầu tư kinh doanh

Bất cứ ai hay bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào thì muốn thực hiện đều cần phải có vốn chỉ khi có vốn thì bạn mới có thể hoạt động kinh doanh mua vật dụng, nguyên liệu, thuê cửa hàng…và kinh doanh bán bánh mì không phải là một ngoại lệ

Để xác đinh vốn đầu tư kinh doanh là bao nhiêu thì bạn cần phải lên được một bảng kế hoạch chi tiết những vật dụng cần mua và mô hình mà bạn xác định kinh doanh là gì ( mở cửa hàng cố đinh, xe đẩy bánh mì lưu động, hay bán bánh mì online)

xem thêm

Thành lập trung tâm học tập cộng đồng 

Thành lập công ty chăn nuôi ngựa, lừa 

Thành lập công ty chăn nuôi dê, cừu, hươu

Kinh doanh bánh mì lưu động có cần đăng ký hộ kinh doanh cá thể không?

Căn cứ Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP’ onclick=”vbclick(‘4286’, ‘368812’);” target=’_blank’>Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định như sau:

Cá nhân hoạt động th­ương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động đ­ược pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác như­ng không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “th­ương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:

Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;

Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

Kinh doanh l­ưu động là các hoạt động thương mại không có địa điểm cố định.

Theo quy định trên thì hoạt động kinh doanh của bạn không thuộc một trong các trường hợp cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh.

Thủ tục đăng ký kinh doanh lò bánh mì

Kinh doanh lò bánh mì là hoạt động kinh doanh là đối tượng cần đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm bảo vệ sức khoẻ của người tiêu dùng. Vì vậy, sau khi đã đủ điểu kiện về đăng ký kinh doanh thì cơ sở kinh doanh lò bánh mì cần phải đáp ứng điều kiện về giấy phép an toàn thực phẩm. Do đó, khi đăng ký kinh doanh lò bánh mì thì cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Đăng ký kinh doanh bán bánh mì

Việc kinh doanh lò bánh mì có thể được tiến hành dưới hình thức hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp, vì vậy, tuỳ thuộc vào mục đích, quy  mô mà cá nhân, tổ chức có thể thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp.

 Trường hợp 1: đăng ký hộ kinh doanh

Hồ sơ mở lò bánh mì:

Hồ sơ 1 bộ gồm:

Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;

Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh lò bánh mì:

Nộp trực tiếp tại Phòng tài chính kế hoạch nơi hội kinh doanh đặt trụ sở chính.

Kết quả sau khi nộp hồ sơ xin giấy phép kinh doanh

Hồ sơ hợp lệ: Phòng tài chính kế hoạch trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.

Hồ sơ không hợp lệ: trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng tài chính kế hoạch thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).

Trường hợp 2: đăng ký doanh nghiệp

Hồ sơ xin giấy phép

Hồ sơn 01 bộ gồm

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

Bản sao giấy tờ pháp lý của thành viên/cổ đông;

Danh sách thành viên/cổ đông (công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh).

Điều lệ công ty (công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh);

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;

Bản sao văn bản cử người đại diện theo ủy quyền (nếu có).

Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh lò bánh mì

Nộp hồ sơ trực tiếp: tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Nộp hồ sơ trực tuyến: trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp – https://dangkykinhdoanh.gov.vn

Kết quả sau khi nộp hồ sơ xin giấy phép

Hồ sơ hợp lệ: cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.

Hồ sơ không hợp lệ: ra thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

Bước 2: Đăng ký Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Hồ sơ  đăng ký giấy chứng nhận đủ điều kiện

Hồ sơ 01 bộ gồm

Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

Mẫu đơn đăng ký kinh doanh mở tiệm bán bánh mì mới nhất
Mẫu đơn đăng ký kinh doanh mở tiệm bán bánh mì mới nhất

Cần chuẩn bị gì trước khi mở quán bán bánh mì?

Để hoạt động kinh doanh bánh mì được ổn định lâu dài và diễn ra hiệu quả bạn cần quan tâm tới những vấn đề sau:

Chuẩn bị vốn

Kinh doanh bất cứ lĩnh vực – sản phẩm nào thì bước tiên quyết đầu tiên là bạn cần phải lên kế hoạch cho vấn đề vốn, tùy vào quy mô khác nhau mà lượng vốn cần thiết cũng khác nhau. Bạn cần phải lên kế hoạch cho những chi phí cần thiết để xác định được số vốn bỏ ra, chi phí có thể bao gồm: công cụ/dụng cụ làm bánh mì, cơ sở vật chất, xe đẩy bánh mì tiền nguyên vật liệu, chi phí mặt bằng,….mô hình kinh doanh càng nhỏ thì vốn càng ít.

Với thời gian ban đầu chắc chắn việc kinh doanh sẽ chưa thể ổn định và cũng chưa thể thu hồi vốn ngay được nên bạn sẽ cần dự trù ra khoản tiền để đầu tư 2-3 tháng cho hoạt động đi vào ổn định và dự phòng cho một số rủi ro có thể gặp phải. 

Lựa chọn mặt bằng kinh doanh phù hợp

Như đã biết, bánh mì sẽ được bán nhiều vào buổi sáng để phục vụ chủ yếu cho khách hàng là những đối tượng sau: học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng,…..chính vì thế khi lựa chọn địa điểm kinh doanh bánh mì cần chọn những nơi đông đúc dân cư và dễ thu hút người đi đường, nên chọn những chỗ như gần trường học, khu dân cư,….

Chọn địa điểm phù hợp thì mới có thể kinh doanh ổn định lâu dài và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Học hỏi cách làm bánh mì ngon

Để mở tiệm bánh mì thì thực tế bạn phải có tay nghề làm bánh, để việc kinh doanh có thể phát triển nhiều bạn nên kinh doanh và làm nhiều loại bánh mì khác nhau cho người mua được lựa chọn, bên cạnh đó quán sẽ bán những loại bánh mì đặc trưng làm điểm nhấn cho quán – bánh mì riêng quán mới có.

Thực tế thì hiện nay xuất hiện khá nhiều người kinh doanh mở quán bánh mì nên đối thủ cạnh tranh khá nhiều. Chính vì thế để thu hút và giữ chân được khách hàng bạn cần phải học được cách làm bánh mì ngon với hương vị hấp dẫn và khác biệt với những tiệm bánh mì khác. Bạn có thể học tập các bí quyết làm bánh mì từ những khóa học nấu ăn để có thể tạo ra những công thức làm bánh hiệu quả.

Như vậy, việc bán bánh mì có cần đăng ký kinh doanh hay không phụ thuộc rất nhiều vào quy mô và hình thức kinh doanh của bạn. Nếu bạn kinh doanh nhỏ lẻ, bán hàng rong thì có thể không bắt buộc phải đăng ký. Tuy nhiên, nếu bạn muốn mở cửa hàng bánh mì, có thương hiệu riêng hoặc thuê nhân viên thì việc đăng ký kinh doanh là điều cần thiết. Việc đăng ký kinh doanh không chỉ giúp bạn hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp mà còn bảo vệ quyền lợi của chính bạn và người tiêu dùng. Hi vọng rằng bài viết Bán bánh mì có cần đăng ký kinh doanh không có thể giúp bạn thành công trong lĩnh vực này.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thủ tục mở công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi 

Thành lập công ty nông nghiệp chăn nuôi 

Quy trình mở công ty sản xuất giấy vệ sinh 

Thành lập công ty sản xuất giấy vệ sinh 

Thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe 

Thủ tục xin giấy phép kinh doanh vũ trường 

Thành lập công ty xử lý rác thải 

Thành lập trung tâm ngoại ngữ tin học 

Kinh nghiệm thành lập công ty truyền thông 

Điều kiện thành lập công ty truyền thông giải trí 

Mã ngành bán lẻ đồ uống 

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111

Email: dvgiaminh@gmail.com

Zalo: 0853 388 126

 

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo