Dịch vụ mở phòng khám tư nhân tại Kiên Giang
Dịch vụ mở phòng khám tư nhân tại Kiên Giang
Dịch vụ mở phòng khám tư nhân tại Kiên Giang hiện đang là một lĩnh vực thu hút nhiều sự quan tâm từ các bác sĩ và nhà đầu tư. Việc mở một phòng khám không chỉ đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân mà còn tạo cơ hội phát triển kinh doanh trong ngành y tế. Với nhu cầu ngày càng tăng về chất lượng dịch vụ y tế, các phòng khám tư nhân mang lại sự tiện lợi và lựa chọn linh hoạt cho bệnh nhân. Quy trình mở phòng khám đòi hỏi tuân thủ các quy định pháp lý chặt chẽ, từ xin giấy phép kinh doanh, cấp giấy chứng nhận hành nghề đến chuẩn bị cơ sở vật chất đạt tiêu chuẩn y tế. Để thành công trong lĩnh vực này, ngoài việc am hiểu về chuyên môn, chủ phòng khám cần nắm bắt các yêu cầu pháp lý và chính sách hỗ trợ từ chính quyền địa phương.
Phòng mạch tư là gì?
Phòng khám hay phòng mạch hoặc phòng khám ngoại trú hoặc phòng khám nội trú đa khoa Đông Phương, phòng khám chăm sóc cấp cứu là một cơ sở chăm sóc sức khỏe chủ yếu là dành cho việc chăm sóc bệnh nhân ngoại trú hay nói cách khác, một phòng khám nói chung là một kiểu bệnh viện cung cấp chẩn đoán hoặc điều trị một cộng đồng chung mà bệnh nhân thường không ở lại qua đêm.
Phòng khám có thể được tư nhân điều hành và được quản lý công khai, hình thành do tài trợ, và thường bao gồm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chủ yếu của cộng đồng địa phương, trái ngược với các bệnh viện lớn nơi thực hiện các phương pháp điều trị chuyên ngành và cho bệnh nhân nội trú cho ở lại qua đêm.
Về đối tượng được thành lập phòng khám tư nhân:
Theo quy định này, bác sĩ bệnh viện công vẫn được phép mở các phòng khám tư nhân như phòng mạch tư, khám răng, khám nhi, khám đa khoa, sản phụ khoa…
Tuy nhiên, bác sĩ bệnh viện công không được phép đứng ra thành lập, quản lý các bệnh viện tư nhân hoạt động theo hình thức doanh nghiệp, hợp tác xã.
Để được thành lập một phòng mạch tư nhân, cần thực hiện các thủ tục sau:
Bước 1: Thành lập hộ kinh doanh, kinh doanh ngành nghề khám chữa bệnh.
Bạn nộp hồ sơ thành lập hộ kinh doanh tại UBND huyện nơi bạn đăng ký thường trú.
Thời gian giải quyết: 3 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ được nộp hợp lệ.
Bước 2. Xin Giấy phép hoạt động.
Bạn chuẩn bị một bộ hồ sơ và nộp tại Sở y tế nơi bạn đặt phòng khám tư nhân, gồm có:
Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động theo mẫu quy định tại Phụ lục 13;
Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).
Bản sao có chứng thực quyết định thành lập đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài;
Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của tất cả người hành nghề;
Danh sách người đăng ký hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục 6;
Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục 14;
Hồ sơ nhân sự của người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề;
Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của một trong các hình thức tổ chức quy định tại Mục 1 Chương III Thông tư 41/2014/TT-BYT;
Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất phạm vi hoạt động chuyên môn, danh mục kỹ thuật dự kiến thực hiện trên cơ sở danh mục kỹ thuật chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
Thời gian giải quyết:
Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Y tế sẽ xem xét thẩm định hồ sơ và thẩm định tại cơ sở xin cấp Giấy phép hoạt động:
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Sở Y tế phải có văn bản thông báo cho cơ sở xin cấp giấy phép hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian giải quyết thủ tục sẽ tính từ ngày nhận đủ hồ sơ bổ sung.
Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, Sở Y tế thành lập đoàn thẩm định và tiến hành thẩm định tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để cấp giấy phép hoạt động.
Căn cứ pháp lý liên quan:
Luật 40/2009/QH12 – Luật khám chữa bệnh
Nghị định 87/2011/NĐ-CP – Hướng dẫn chi tiết Luật khám chữa bệnh
Nghị định 109/2016/NĐ-CP – Hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề y và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh
Thông tư 278/2016/TT-BTC – Mức thu chế độ thu nộp quản lý sử dụng phí trong lĩnh vực y tế
Phòng khám tư nhân được tổ chức thành các hình thức
Phòng khám đa khoa;
Phòng khám chuyên khoa;
Phòng khám bác sĩ gia đình;
Phòng chẩn trị y học cổ truyền;
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình;
Phòng xét nghiệm;
Phòng khám chẩn đoán hình ảnh, Phòng X-quang.
Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám
Theo quy định tại khoản 3 nghị định 155/2018/NĐ-CP các cơ sở phòng khám tư nhân có thể hoạt động dưới 2 hình thức:
- Phòng khám đa khoa
- Phòng khám chuyên khoa
- Có giấy phép đăng ký kinh doanh ( công ty hoặc hộ kinh doanh)
- Có đăng ký ngành nghề khám bệnh, chữa bệnh
Đối tượng được thành lập phòng khám tư nhân
- Bác sĩ bệnh viện công được mở phòng khám tư nhân như phòng khám răng, khám nhi, khám đa khoa, sản phụ khoa…
- Tuy nhiên, bác sĩ bệnh viện công không được phép đứng ra thành lập, quản lý các bệnh viện tư nhận hoạt động theo hình thức doanh nghiệp, hợp tác xã
Điều kiện về nhân sự
- Phải có người chịu trách nhiệm về chuyên môn của phòng khám (chứng chỉ hành nghề bác sĩ đa khoa, có thời gian khám chữa bệnh ít nhất 4,5 năm, có quyết định bổ nhiệm người phụ trách chuyên môn bằng văn bản và làm việc toàn thời gian tại phòng khám.
- Tất cả bác sĩ thực hiện khám chữa bệnh đều phải có chứng chỉ hành nghề. Chỉ được thực hiện khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Việc phân công phải được phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.
Điều kiện về người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám?
Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải là bác sĩ làm việc toàn thời gian tại phòng khám; có chứng chỉ hành nghề với phạm vi hoạt động phù hợp với cơ sở, chuyên khoa; có thời gian hành nghề ít nhất là 36 tháng sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề hoặc có thời gian trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng. Trường hợp phòng khám đa khoa thì người này phải có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với ít nhất một trong các chuyên khoa lâm sàng mà phòng khám đăng ký hoạt động.
Tiêu chuẩn về cơ sở vật chất
- Phải có nơi tiếp nhận bệnh nhân
- Phòng cấp cứu diện tích từ 12m2 trở lên.
- Phòng lưu người bệnh diện tích từ 15m2 trở lên (ít nhất 2 giường)
- Phòng khám tiểu phẫu và khám chuyên khoa từ 10m2 trở lên.
- Đảm bảo các điều kiện về an toàn bức xạ, quản lý chất thải y tế, Xin giấy phép phòng cháy chữa cháy tại Thành phố Hồ Chí Minh theo quy định pháp luật.
- Đảm bảo có đủ điện, nước.
Thủ tục thành lập phòng khám đa khoa.
- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động ( mẫu 01 phụ lục XI theo nghị định 109/2016/NĐ-CP)
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Người phụ trách chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn quy định tại mục 1 chương III nghị định 109/2016/NĐ-CP
- Bản sao hợp lệ quyết định thành lập hoặc văn bản có tên của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài.
- Điều lệ tổ chức và hoạt động
- Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bao gồm đăng ký người hành nghề và người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề) theo mẫu quy định tại phụ lục IV ban hành kèm theo nghị định 109/2016/NĐ-CP.
- Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu 02 phụ lục XI ban hành kèm theo nghị định 109/2016/NĐ-CP.
- Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
Quy trình cấp giấy phép hoạt động phòng khám đa khoa
- Nộp hồ sơ tại phòng tiếp nhận
- Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, giám đốc sở y tế cấp hoặc điều chỉnh giấy phép hoạt động. Nếu không cấp hoặc điều chỉnh giấy phép hoạt động thì phải trả lời bằng văn bản nêu lý do cụ thể.
- Khi nhận được văn bản yêu cầu hoàn chỉnh hồ sơ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề nghị cấp giấy phép hoạt động phải bổ sung, sửa đổi theo đúng những nội dung đã được ghi trong văn bản và gửi về cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Ngày tiếp nhận hồ sơ bổ sung, sửa đổi được ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ. Ngày tiếp nhận hồ sơ bổ sung, sửa đổi nếu cơ quan tiếp nhận hồ sơ không có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì phải cấp giấy phép hoạt động trong thời gian quy định tại các điểm b,c khoản 1 Điều 47 luật khám bệnh, chữa bệnh, nếu không cấp phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Bạn có thể tìm hiểu thêm:
Thủ tục mở phòng khám ngoài giờ
Giấy phép thành lập phòng khám tư nhân
Dịch vụ làm giấy phép kinh doanh phòng khám tư nhân
Thủ tục xin giấy phép hoạt động phòng khám chuyên khoa
Chi phí dịch vụ mở phòng khám tư nhân tại Kiên Giang
Về nhân sự của phòng mạch tư
Theo quy định pháp luật, nhân sự tại phòng khám dạng tư nhân phải đáp ứng yêu cầu sau:
Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa phải là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa mà phòng khám đăng ký và có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng tại chuyên khoa đó;
Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa, các đối tượng khác làm việc trong phòng khám chuyên khoa nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Việc phân công phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.
Điều kiện khác về nhân sự cần lưu ý
Số lượng bác sỹ khám bệnh, chữa bệnh hành nghề cơ hữu phải đạt tỷ lệ ít nhất là 50% trên tổng số bác sỹ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa.
Người phụ trách các phòng khám chuyên khoa và bộ phận cận lâm sàng (xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh) thuộc Phòng khám đa khoa phải là người làm việc cơ hữu tại phòng khám.
Kinh Nghiệm mở phòng khám tư nhân tại Kiên Giang
Xây dựng kế hoạch cho phòng khám
Chuẩn bị tài chính
Chọn một địa điểm thích cho phòng khám của bạn
Lựa chọn thiết bị y tế cho phù hợp với mục đích của phòng khám
Tuyển chọn nhân viên phòng khám có trình đồ và tâm đức trong nghề
Lập ra trình tự về quy trình thanh toán của phòng khám
Quảng bá cho phòng khám
Đặt nền tảng cho một phòng khám tư nhân thành công
Điều kiện mở phòng khám chuyên khoa tư nhân tại Kiên Giang
Phòng khám chuyên khoa cần đáp ứng thêm một số điều kiện khác, ngoài những điều kiện chung để thành lập phòng khám, bao gồm:
Cơ sở vật chất:
Phải có phòng hoặc khu vực riêng cho việc thực hiện thủ thuật (bao gồm cả kỹ thuật cấy ghép răng, châm cứu, xoa bóp day ấn huyệt);
Phòng hoặc khu vực thực hiện thủ thuật phải có đủ diện tích để thực hiện kỹ thuật chuyên môn;
Nếu phòng khám chuyên khoa thực hiện cả 2 kỹ thuật nội soi tiêu hóa trên và nội soi tiêu hóa dưới thì phải có 2 phòng riêng biệt;
Nếu khám điều trị bệnh nghề nghiệp phải có bộ phận xét nghiệm sinh hóa.
Dịch vụ mở phòng khám tư nhân tại Kiên Giang
Nhu cầu và tiềm năng của dịch vụ mở phòng khám tư nhân tại Kiên Giang
Kiên Giang, với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ trong những năm gần đây, đang chứng kiến sự gia tăng nhu cầu về dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng. Các phòng khám tư nhân đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tải cho hệ thống bệnh viện công và mang lại sự lựa chọn linh hoạt hơn cho người dân địa phương. Với dân số ngày càng tăng và yêu cầu về chăm sóc sức khỏe ngày càng cao, mở phòng khám tư nhân tại Kiên Giang trở thành một lĩnh vực đầy tiềm năng.
Quy trình pháp lý để mở phòng khám tư nhân
Để mở phòng khám tư nhân tại Kiên Giang, chủ đầu tư cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp lý của nhà nước. Bước đầu tiên là xin giấy phép đăng ký kinh doanh từ Sở Kế hoạch và Đầu tư. Sau đó, để đảm bảo việc hành nghề hợp pháp, các bác sĩ hoặc chủ phòng khám phải có giấy chứng nhận hành nghề y tế, được cấp bởi Bộ Y tế hoặc Sở Y tế Kiên Giang. Phòng khám cũng cần đáp ứng các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, và nhân sự theo quy định. Ngoài ra, việc kiểm tra chất lượng y tế từ các cơ quan quản lý nhà nước là bắt buộc trước khi phòng khám chính thức đi vào hoạt động.
Cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế
Một phòng khám tư nhân cần được trang bị đầy đủ các thiết bị y tế phù hợp với chuyên môn khám chữa bệnh. Không chỉ là các máy móc như máy siêu âm, máy xét nghiệm máu, mà cơ sở vật chất như phòng chờ, phòng khám, và khu vực lưu bệnh nhân phải đạt chuẩn theo quy định của Bộ Y tế. Bên cạnh đó, các phòng khám chuyên biệt như nha khoa, tai mũi họng, sản phụ khoa sẽ cần những trang thiết bị đặc thù phù hợp với dịch vụ cung cấp.
Yêu cầu về nhân sự và đào tạo
Đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế là yếu tố then chốt đảm bảo chất lượng dịch vụ của phòng khám. Tất cả các bác sĩ hành nghề tại phòng khám phải có chứng chỉ hành nghề hợp lệ và được đăng ký với Sở Y tế Kiên Giang. Ngoài ra, nhân viên hỗ trợ như y tá, kỹ thuật viên cũng cần được đào tạo bài bản để đảm bảo phòng khám hoạt động trơn tru. Việc tổ chức các khóa đào tạo định kỳ và cập nhật kiến thức y tế mới cho nhân viên cũng là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng dịch vụ.
Chiến lược marketing và thu hút khách hàng
Để thành công trong thị trường cạnh tranh, phòng khám tư nhân cần có chiến lược marketing bài bản, từ việc xây dựng thương hiệu, quảng bá dịch vụ trên các kênh truyền thông xã hội, đến việc hợp tác với các công ty bảo hiểm và tổ chức y tế địa phương. Mở rộng mạng lưới chăm sóc sức khỏe thông qua hợp đồng với các cơ sở y tế lớn hoặc các công ty bảo hiểm cũng giúp tăng độ tin cậy và thu hút khách hàng. Việc xây dựng website, sử dụng các nền tảng trực tuyến để quản lý lịch hẹn và cung cấp thông tin y tế có thể cải thiện sự tương tác với bệnh nhân.
Những thách thức và giải pháp
Mặc dù mở phòng khám tư nhân tại Kiên Giang có nhiều tiềm năng, nhưng vẫn tồn tại nhiều thách thức. Một trong số đó là cạnh tranh từ các phòng khám khác và hệ thống bệnh viện công. Để vượt qua, phòng khám cần tập trung vào chất lượng dịch vụ, tạo sự khác biệt bằng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện và cá nhân hóa cho bệnh nhân. Ngoài ra, thách thức về chi phí đầu tư ban đầu cho cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế cũng cần được tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo hiệu quả kinh doanh.
Tối ưu hóa quản lý và vận hành phòng khám
Để phòng khám tư nhân hoạt động hiệu quả, chủ phòng khám cần xây dựng hệ thống quản lý chuyên nghiệp, bao gồm quản lý nhân sự, lịch hẹn, hồ sơ bệnh nhân và tài chính. Việc sử dụng phần mềm quản lý phòng khám hiện đại sẽ giúp tự động hóa nhiều quy trình, từ quản lý lịch khám, theo dõi bệnh án đến quản lý thu chi. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn giảm thiểu sai sót trong quy trình vận hành.
Chính sách ưu đãi và hỗ trợ từ chính quyền
Kiên Giang là một tỉnh đang khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực y tế và giáo dục, do đó, các phòng khám tư nhân có thể được hưởng chính sách ưu đãi về thuế hoặc miễn giảm phí thuê đất tại một số khu vực. Bên cạnh đó, chính quyền cũng có các chương trình hỗ trợ về mặt pháp lý và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mới.
Dịch vụ mở phòng khám tư nhân tại Kiên Giang không chỉ đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của cộng đồng mà còn tạo điều kiện phát triển cho các bác sĩ và nhà đầu tư trong lĩnh vực y tế. Tuy nhiên, để vận hành một phòng khám tư nhân hiệu quả, việc tuân thủ các quy định pháp lý và đảm bảo chất lượng dịch vụ y tế là điều kiện tiên quyết. Khi nắm vững quy trình mở phòng khám, từ khâu xin giấy phép đến quản lý hoạt động, các chủ phòng khám sẽ có cơ hội tạo dựng một môi trường kinh doanh bền vững, mang lại giá trị cả về kinh tế lẫn cộng đồng.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH
Địa chỉ: Số 111 đường Dương Minh Châu, Phường Vĩnh Quang, Thành phố Rạch Giá, Kiên Giang
Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111
Email: dvgiaminh@gmail.com
Zalo: 085 3388 126