Điều chỉnh giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài thuộc dự án nhóm B, nhóm C
Điều chỉnh giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài thuộc dự án nhóm B, nhóm C
Trong quá trình hoạt động xây dựng, nếu có những thay đổi về tên, địa chỉ của nhà thầu, thay đổi về thành viên trong liên danh nhà thầu hoặc nhà thầu phụ. Hoặc là các nội dung khác đã ghi trong giấy phép hoạt động xây dựng, thì cần phải thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài thuộc dự án nhóm B, nhóm C.
Giấy phép xây dựng là gì?
Giấy phép xây dựng là một tài liệu pháp lý quan trọng được cấp bởi các cơ quan chức năng hoặc chính quyền địa phương trong quá trình quản lý xây dựng. Nó cho phép cá nhân, tổ chức hoặc công ty tiến hành việc xây dựng, sửa chữa, mở rộng hoặc tái cấu trúc một công trình xây dựng.
Giấy phép xây dựng thường chứa các thông tin quan trọng như:
Thông tin về chủ đầu tư: Tên và thông tin liên lạc của chủ đầu tư (cá nhân hoặc tổ chức) của công trình xây dựng.
Thông tin về địa chỉ và mô tả công trình: Địa chỉ chi tiết của công trình xây dựng và mô tả về loại công trình, diện tích, cấu trúc dự kiến và mục đích sử dụng.
Kế hoạch xây dựng: Bao gồm bản vẽ, kết cấu, bố trí công trình, vị trí hạ tầng và các yêu cầu kỹ thuật khác.
Quy định pháp lý và tiêu chuẩn kỹ thuật: Liệt kê các quy định pháp lý, quy chuẩn, quy định về an toàn, bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn kỹ thuật cần tuân thủ trong quá trình xây dựng.
Thời hạn và điều kiện: Xác định thời hạn có hiệu lực của giấy phép, các điều kiện và yêu cầu cần tuân thủ trong quá trình xây dựng.
Giấy phép xây dựng là một văn bản quan trọng và thường được yêu cầu để bắt đầu công việc xây dựng hợp pháp. Việc tuân thủ các quy định và điều kiện trong giấy phép xây dựng là rất quan trọng để đảm bảo việc xây dựng được thực hiện theo các tiêu chuẩn pháp lý và an toàn.
Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).
Vì sao cần phải xin giấy phép xây dựng
Việc làm giấy phép xây dựng là cần thiết và bắt buộc trong nhiều quốc gia vì các lý do sau:
Đảm bảo an toàn:
Giấy phép xây dựng đảm bảo rằng công trình được thiết kế và xây dựng tuân thủ các quy định an toàn và tiêu chuẩn kỹ thuật. Điều này bảo vệ người lao động, người sử dụng và cộng đồng tránh khỏi nguy hiểm và tai nạn có thể xảy ra trong quá trình xây dựng.
Quản lý quy hoạch đô thị:
Giấy phép xây dựng giúp quản lý quy hoạch đô thị và sử dụng đất một cách hợp lý. Nó đảm bảo rằng các công trình xây dựng được thực hiện theo quy định về khu vực sử dụng đất và không gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường xung quanh.
Tuân thủ quy định pháp lý:
Giấy phép xây dựng đảm bảo rằng công trình xây dựng tuân thủ các quy định pháp lý của quốc gia hoặc địa phương. Điều này bao gồm quy định về quy hoạch đô thị, môi trường, an toàn lao động, tiêu chuẩn xây dựng và các quy định khác liên quan đến xây dựng.
Bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan:
Việc có giấy phép xây dựng đảm bảo rằng các bên liên quan, bao gồm chủ đầu tư, nhà thầu, cư dân và cơ quan chức năng, có quyền và nghĩa vụ phù hợp trong quá trình xây dựng. Nó tạo ra sự minh bạch và sự chịu trách nhiệm trong quản lý và thực hiện dự án xây dựng.
Tránh phạt và xử phạt:
Việc không có giấy phép xây dựng hoặc vi phạm các quy định trong giấy phép có thể dẫn đến phạt và xử phạt hành chính từ các cơ quan chức năng. Các phạt và xử phạt này có thể bao gồm việc ngừng hoạt động xây dựng, xóa bỏ công trình đã xây dựng.
Khi nào phải điều chỉnh giấy phép hoạt động xây dựng
Giấy phép xây dựng có thể cần điều chỉnh trong một số trường hợp sau:
Thay đổi kế hoạch xây dựng: Nếu bạn muốn thay đổi kế hoạch xây dựng ban đầu đã được phê duyệt trong giấy phép, ví dụ như thay đổi diện tích, cấu trúc, chức năng, hoặc mục đích sử dụng của công trình, bạn cần phải xin điều chỉnh giấy phép xây dựng.
Thay đổi nhà thầu hoặc nhà thầu phụ: Nếu bạn muốn thay đổi nhà thầu hoặc nhà thầu phụ đã được chỉ định trong giấy phép xây dựng ban đầu, bạn cần liên hệ với cơ quan chức năng để điều chỉnh giấy phép.
Mở rộng hoặc cải tạo công trình: Nếu bạn muốn mở rộng hoặc cải tạo công trình đã được phê duyệt trong giấy phép xây dựng ban đầu, bạn cần xin điều chỉnh giấy phép để bao gồm các thay đổi mới.
Thời hạn giấy phép hết hạn: Nếu giấy phép xây dựng của bạn đã hết hạn và bạn muốn tiếp tục hoạt động xây dựng, bạn cần làm thủ tục gia hạn hoặc điều chỉnh giấy phép.
Tham khảo thêm
Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng
Căn cứ pháp lý thực hiện điều chỉnh giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Thông tư số 14/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về cấp giấy phép hoạt động xây dựng và quản lý nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam.
Thông tư 172/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép hoạt động xây dựng.
Phân loại dự án theo nhóm A, B, C
Tiêu chí phân loại dự án được căn cứ vào Luật 49/2014/QH13 về đầu tư công.
Điều 8. Tiêu chí phân loại dự án nhóm A
Trừ các dự án quan trọng quốc gia quy định tại Điều 7 của Luật này, các dự án thuộc một trong các tiêu chí dưới đây là dự án nhóm A:
1. Dự án không phân biệt tổng mức đầu tư thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Dự án tại địa bàn có di tích quốc gia đặc biệt;
b) Dự án tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh;
c) Dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ quốc phòng, an ninh có tính chất bảo mật quốc gia;
d) Dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ;
đ) Dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất;
2. Dự án có tổng mức đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:
a) Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ;
b) Công nghiệp điện;
c) Khai thác dầu khí;
d) Hóa chất, phân bón, xi măng;
đ) Chế tạo máy, luyện kim;
e) Khai thác, chế biến khoáng sản;
g) Xây dựng khu nhà ở;
3. Dự án có tổng mức đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:
a) Giao thông, trừ các dự án quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Thủy lợi;
c) Cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật;
d) Kỹ thuật điện;
đ) Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử;
e) Hóa dược;
g) Sản xuất vật liệu, trừ các dự án quy định tại điểm d khoản 2 Điều này;
h) Công trình cơ khí, trừ các dự án quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này;
i) Bưu chính, viễn thông;
4. Dự án có tổng mức đầu tư từ 1.000 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:
a) Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản;
b) Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên;
c) Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới;
d) Công nghiệp, trừ các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này;
5. Dự án có tổng mức đầu tư từ 800 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:
a) Y tế, văn hóa, giáo dục;
b) Nghiên cứu khoa học, tin học, phát thanh, truyền hình;
c) Kho tàng;
d) Du lịch, thể dục thể thao;
đ) Xây dựng dân dụng, trừ xây dựng khu nhà ở quy định tại điểm g khoản 2 Điều này.
Điều 9. Tiêu chí phân loại dự án nhóm B
- Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư từ 120 tỷ đồng đến dưới 2.300 tỷ đồng.
- Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư từ 80 tỷ đồng đến dưới 1.500 tỷ đồng.
- Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 4 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư từ 60 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng.
- Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 5 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư từ 45 tỷ đồng đến dưới 800 tỷ đồng.
Điều 10. Tiêu chí phân loại dự án nhóm C
- Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư dưới 120 tỷ đồng.
- Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư dưới 80 tỷ đồng.
- Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 4 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư dưới 60 tỷ đồng.
- Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 5 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư dưới 45 tỷ đồng.
Trình tự thực hiện điều chỉnh giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài
Nhà thầu nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép hoạt động xây dựng trực tiếp tại Trung tâm hành chính công tỉnh. Cán bộ chuyên trách Trung tâm hành chính công sau khi xem xét hồ sơ hợp lệ, tiếp nhận hồ sơ và chuyển hồ sơ đến Sở Xây dựng để thực hiện điều chỉnh giấy phép hoạt động đã cấp.
Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm hành chính công tỉnh hoặc gửi qua đường bưu điện.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ:
Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép hoạt động xây dựng.
Các tài liệu chứng minh cho những nội dung đề nghị điều chỉnh. Các tài liệu phải được dịch ra tiếng Việt và được chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
Thời hạn giải quyết: Không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Nhà thầu
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Xây dựng
Cơ quan thực hiện TTHC: Sở Xây dựng.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài được điều chỉnh.
Lệ phí:
Lệ phí điều chỉnh giấy phép hoạt động xây dựng;
Mức phí: 2.000.000 đồng/Giấy phép.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép hoạt động xây dựng (theo quy định tại Phụ lục số 8 Thông tư số 14/2016/TT-BXD)
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Nhà thầu đã được cấp Giấy phép hoạt động xây dựng tại Việt Nam có những thay đổi về tên, địa chỉ của nhà thầu, thay đổi các đối tác trong liên danh hoặc nhà thầu phụ hoặc các nội dung khác đã ghi trong giấy phép hoạt động xây dựng được cấp.
Tham khảo thêm
Chứng chỉ năng lực xây dựng là gì? Có bắt buộc phải có không?
Bổ sung quy định về giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài
Theo đó, tại khoản 34 Điều 12 Nghị định 35/2023/NĐ-CP đã bổ sung Điều 104a vào sau Điều 104 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, về điều chỉnh giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài như sau:
Sau khi được cấp giấy phép hoạt động xây dựng, nếu có những thay đổi về tên, địa chỉ của nhà thầu, thay đổi về thành viên trong liên danh nhà thầu hoặc nhà thầu phụ.
Hoặc các nội dung khác đã ghi trong giấy phép hoạt động xây dựng được cấp, nhà thầu nước ngoài phải nộp trực tiếp.
Hoặc gửi qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ đến cơ quan cấp giấy phép hoạt động xây dựng để được xem xét điều chỉnh giấy phép hoạt động xây dựng đã cấp.
Giấy phép điều chỉnh hoạt động xây dựng được quy định theo Mẫu số 7 Phụ lục III Nghị định 15/2021/NĐ-CP .
Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép hoạt động xây dựng gồm:
+ Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép hoạt động xây dựng được quy định theo Mẫu số 8 Phụ lục III Nghị định 15/2021/NĐ-CP .
+ Các tài liệu chứng minh cho những nội dung đề nghị điều chỉnh. Các tài liệu phải được dịch ra tiếng Việt và được chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, thì giấy phép xây dựng sẽ được điều chỉnh.
Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài
Nghị định 35/2023/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 20/6/2023 sửa đổi thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động xây dựng như sau:
Sở Xây dựng cấp giấy phép hoạt động xây dựng (bao gồm cả giấy phép điều chỉnh) cho nhà thầu nước ngoài thực hiện đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh. Trường hợp dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn của 02 tỉnh trở lên, thì cơ quan có thẩm quyền cấp là Sở Xây dựng thuộc địa phương nơi nhà thầu nước ngoài dự kiến đặt văn phòng điều hành.
(Trong khi theo khoản 3 Điều 104 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài gồm có:
– Đối với các dự án quan trọng quốc gia, các dự án thuộc nhóm A, dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn từ 02 tỉnh trở lên. Thì cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài thực hiện hợp đồng dự án.
– Sở Xây dựng có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài thực hiện hợp đồng của dự án nhóm B, nhóm C được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh.)
Quý khách cần tư vấn cụ thể hơn về thủ tục điều chỉnh giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài thuộc dự án nhóm B, nhóm C. Có thể liên hệ Gia Minh theo Hotline: 0868 458 111.
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Nhà thầu thang máy có cần xin chứng chỉ năng lực xây dựng không?
Dịch vụ cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1,2,3 uy tín
Bổ sung thêm ngành nghề hoàn thiện công trình xây dựng
Điều kiện và thủ tục xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng
Bổ sung thêm ngành nghề hoàn thiện công trình xây dựng
CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH
Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111
Zalo: 0932 890 675
Gmail: dvgiaminh@gmail.com
Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com