BỔ SUNG MÃ NGÀNH GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
Hiện nay, nhu cầu học tập nghề nghiệp đang được nhiều người quan tâm, bởi nếu không có nghề, thì chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Vì vậy kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp hứa hẹn sẽ mang lại cho nhà đầu tư nhiều tiềm năng phát triển. Bổ sung mã ngành giáo dục nghề nghiệp là thủ tục cần phải làm đối với những doanh nghiệp đang kinh doanh ngành nghề khác, dự định hoạt động mở rộng sang lĩnh vực này.
Doanh nghiệp của bạn dự định sẽ mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Như vậy thì bắt buộc phải làm thủ tục bổ sung mã ngành giáo dục nghề nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, toàn bộ thủ tục thực hiện sẽ được chúng tôi trình bày trong bài viết này.
Ngành giáo dục nghề nghiệp là gì?
Ngành giáo dục nghề nghiệp (hay còn gọi là ngành đào tạo nghề nghiệp) là một lĩnh vực trong hệ thống giáo dục nhằm đào tạo và phát triển kỹ năng, kiến thức và phẩm chất của học viên để chuẩn bị cho công việc và sự nghiệp trong một ngành nghề cụ thể.
Ngành giáo dục nghề nghiệp tập trung vào việc trang bị học viên với các kỹ năng cần thiết để thực hiện các công việc cụ thể trong một ngành nghề, như kỹ thuật, nghệ thuật, kinh doanh, y tế, du lịch, công nghệ thông tin, chế biến thực phẩm, hậu cần, quản lý, và nhiều lĩnh vực khác.
Các chương trình đào tạo trong ngành giáo dục nghề nghiệp thường có tính ứng dụng cao, tập trung vào việc thực hành và trang bị học viên với kiến thức và kỹ năng cần thiết để làm việc trong thực tế. Các chương trình có thể bao gồm học lý thuyết, thực hành trong môi trường thực tế, tương tác với doanh nghiệp và cơ sở làm việc, và các hình thức đánh giá thực tiễn.
Mục tiêu của ngành giáo dục nghề nghiệp là đảm bảo rằng học viên có khả năng thích ứng và thành thạo công việc trong lĩnh vực nghề nghiệp được đào tạo. Ngành này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, và đóng góp vào sự phát triển kinh tế và xã hội của một quốc gia.
Giáo dục nghề nghiệp là chuyên ngành đào tạo có nhiều tiềm năng phát triển hiện nay. Bổ sung mã ngành giáo dục nghề nghiệp là một thủ tục quan trọng cần phải thực hiện trước khi bước vào kinh doanh lĩnh vực đầy tiềm năng này.
Trình tự thực hiện thủ tục bổ sung mã ngành giáo dục nghề nghiệp
Để bổ sung mã ngành nghề giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp làm thủ tục bổ sung ngành nghề theo trình tự sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bổ sung mã ngành nghề giáo dục nghề nghiệp
Hồ sơ bổ sung mã ngành nghề kinh doanh cần chuẩn bị sẽ gồm các thành phần như sau :
Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp về bổ sung thêm mã ngành nghề giáo dục nghề nghiệp.
Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).
Biên bản họp về việc bổ sung thêm mã ngành nghề giáo dục nghề nghiệp. ( Dành cho công ty TNNH 2 thành viên, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh).
Quyết định về việc bổ sung thêm mã ngành nghề giáo dục nghề nghiệp.
Văn bản ủy quyền cho cá nhận thực hiện nộp và nhận kết quả hồ sơ.
Bước 2: Nộp hồ sơ và chờ nhận kết quả bổ sung thêm mã ngành nghề giáo dục nghề nghiệp
Doanh nghiệp nộp hồ sơ thay đổi, bổ sung thêm mã ngành nghề giáo dục nghề nghiệp như trên đến Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Và nhận kết quả sau 3 ngày làm việc
Doanh nghiệp sẽ được Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Trong đó sẽ thể hiện các nội dung đăng ký kinh doanh mới nhất của doanh nghiệp bao gồm cả các ngành nghề kinh doanh mới bổ sung.
Bước 3 : Công bố thông tin thay đổi của doanh nghiệp
Doanh nghiệp sau khi hoàn tất thủ tục thay đổi, bổ sung thêm mã ngành nghề giáo dục nghề nghiệp thì phải công bố thông tin thay đổi của doanh nghiệp trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Hiện nay khi doanh nghiệp nộp hồ sơ, để thuận tiện Phòng đăng ký kinh doanh sẽ thu lệ phí đăng bố cáo và sẽ công bố thông tin thay đổi của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sau khi thông tin được thay đổi. Doanh nghiệp không cần thiết đăng thông tin trên báo giấy như trước nữa.
Lưu ý:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải gửi thông tin bổ sung ngành nghề kinh doanh cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý lao động, cơ quan thống kê, cơ quan bảo hiểm xã hội;
Định kỳ Cơ quan đăng ký kinh doanh phải gửi thông tin đăng ký doanh nghiệp và thông tin bổ sung ngành nghề kinh doanh cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cùng cấp, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố – nơi công ty, doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Các tổ chức, cá nhân có quyền đề nghị Cơ quan đăng ký kinh doanh cung cấp các thông tin, mà công ty phải công khai theo quy định của pháp luật.
Tham khảo thêm
Thành lập công ty đào tạo kỹ năng mềm
Thủ tục thành lập công ty đào tạo kỹ năng mềm.
Tra cứu mã ngành giáo dục nghề nghiệp
Để có thể thực hiện thủ tục bổ sung mã ngành giáo dục nghề nghiệp, thì bạn cần phải tra cứu kỹ càng, mã ngành nghề mà mình dự định kinh doanh. Đây là một số mã ngành liên quan đến giáo dục nghề nghiệp, bạn có thể tham khảo và lựa chọn đăng ký bổ sung ngành nghề phù hợp với mình.
Mã các ngành nghề giáo dục nghề nghiệp được quy định trong Danh mục ngành nghề kinh doanh chi tiết ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể như sau :
Mã ngành 8531: Đào tạo sơ cấp
Nhóm này gồm: Hoạt động đào tạo trình độ sơ cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc đơn giản của một nghề.
Thời gian đào tạo được thực hiện từ 03 tháng đến dưới 01 năm học nhưng phải bảo đảm thời gian thực học tối thiểu là 300 giờ học đối với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học.
Loại trừ:
– Hoạt động đào tạo dạy nghề, chuyên môn dưới 3 tháng, dạy học cho người trưởng thành không cấp văn bằng chứng chỉ được phân vào nhóm 855 (Giáo dục khác).
– Hoạt động kỹ thuật và dạy nghề ở cấp cao đẳng được phân vào nhóm 85330 (Đào tạo cao đẳng) và cấp đại học được phân vào nhóm 854 (Giáo dục đại học).
Mã ngành 8532: Đào tạo trung cấp
Nhóm này gồm: Hoạt động đào tạo trình độ trung cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ sơ cấp và thực hiện được một số công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm;
Thời gian đào tạo trình độ trung cấp theo niên chế đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên là từ 01 đến 02 năm học tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo.
Loại trừ:
– Hoạt động kỹ thuật và dạy nghề ở cấp cao đẳng được phân vào nhóm 85330 (Đào tạo cao đẳng) và cấp đại học được phân vào nhóm 854 (Giáo dục đại học).
– Dạy học cho người trưởng thành được phân vào nhóm 855 (Giáo dục khác)
Mã ngành 8533: Đào tạo cao đẳng
Nhóm này gồm: Hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ trung cấp và giải quyết được các công việc có tính phức tạp của chuyên ngành.
Hoặc nghề; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công việc, hướng dẫn và giám sát được người khác trong nhóm thực hiện công việc.
Thời gian đào tạo trình độ cao đẳng theo niên chế được thực hiện từ 02 đến 03 năm học tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.
Từ 01 đến 02 năm học tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành, nghề đào tạo và có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông.
Loại trừ: Dạy học cho người trưởng thành được phân vào nhóm 855 (giáo dục khác)
Ngành giáo dục nghề nghiệp là gì?
Ngành giáo dục nghề nghiệp là một lĩnh vực giáo dục tập trung vào việc cung cấp kiến thức và kỹ năng thực tế cần thiết cho các công việc cụ thể trong nền kinh tế. Mục tiêu chính của giáo dục nghề nghiệp là chuẩn bị học sinh, sinh viên hoặc người lao động có đủ năng lực để tham gia vào thị trường lao động ngay sau khi hoàn thành chương trình đào tạo.
Các đặc điểm chính của ngành giáo dục nghề nghiệp bao gồm:
Đào tạo kỹ năng thực tế: Chương trình học thường bao gồm các khóa học thực hành và thực tập để học viên có thể áp dụng kiến thức vào công việc thực tế.
Đa dạng ngành nghề: Giáo dục nghề nghiệp bao trùm nhiều ngành nghề khác nhau như kỹ thuật, công nghệ, y tế, dịch vụ, nghệ thuật, và nhiều lĩnh vực khác.
Thời gian đào tạo linh hoạt: Các khóa học có thể có thời gian đào tạo ngắn hơn so với giáo dục đại học truyền thống, thường từ vài tháng đến vài năm, tùy thuộc vào ngành nghề và mức độ phức tạp của khóa học.
Tập trung vào nhu cầu thị trường lao động: Chương trình đào tạo thường được thiết kế dựa trên nhu cầu của các doanh nghiệp và thị trường lao động, giúp học viên có khả năng tìm kiếm việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
Học viên đa dạng: Đối tượng của giáo dục nghề nghiệp có thể là học sinh trung học, sinh viên đại học, người lao động muốn nâng cao kỹ năng hoặc chuyển đổi nghề nghiệp.
Nhờ vào những đặc điểm này, giáo dục nghề nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội.
Điều kiện kinh doanh ngành nghề giáo dục nghề nghiệp
Kinh doanh ngành nghề giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam yêu cầu các tổ chức và doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành. Dưới đây là một số điều kiện cơ bản cần đáp ứng để có thể hoạt động trong lĩnh vực này:
Giấy phép hoạt động:
Đơn vị cần có giấy phép hoạt động do cơ quan có thẩm quyền cấp, ví dụ như Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp tỉnh, thành phố.
Điều kiện về cơ sở vật chất:
Cơ sở đào tạo cần có trụ sở ổn định, phù hợp với quy mô đào tạo.
Phòng học, phòng thực hành, phòng thí nghiệm, thư viện và các cơ sở vật chất khác phải đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
Trang thiết bị, dụng cụ phục vụ đào tạo phải đầy đủ và phù hợp với từng ngành nghề đào tạo.
Đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý:
Đội ngũ giảng viên phải có trình độ chuyên môn phù hợp với ngành nghề đào tạo, có chứng chỉ sư phạm hoặc được đào tạo về kỹ năng sư phạm.
Số lượng giảng viên cần đủ đáp ứng quy mô đào tạo và phải đảm bảo chất lượng giảng dạy.
Chương trình đào tạo:
Chương trình đào tạo phải được xây dựng và phê duyệt theo quy định của pháp luật.
Nội dung đào tạo cần phù hợp với nhu cầu thị trường lao động và đáp ứng yêu cầu về chất lượng.
Quản lý tài chính:
Đơn vị cần có kế hoạch tài chính rõ ràng, đảm bảo đủ nguồn lực tài chính để duy trì hoạt động.
Thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước, bao gồm việc nộp thuế và các khoản phí liên quan.
Quản lý chất lượng đào tạo:
Thiết lập hệ thống quản lý chất lượng, thường xuyên kiểm tra, đánh giá và cải tiến chất lượng đào tạo.
Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
An toàn và sức khỏe:
Đảm bảo các điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh môi trường học tập và làm việc.
Thực hiện các biện pháp phòng chống cháy nổ, thiên tai và các tình huống khẩn cấp khác.
Các quy định pháp luật khác:
Tuân thủ các quy định khác về pháp luật lao động, giáo dục, tài chính, và các quy định pháp luật liên quan khác.
Các đơn vị muốn kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp cần nắm rõ và tuân thủ các quy định này để đảm bảo hoạt động hiệu quả và hợp pháp.
Tham khảo thêm
Thủ tục giải thể trung tâm ngoại ngữ.
Bổ sung mã ngành giáo dục nghề nghiệp không phải là thủ tục đơn giản, bởi đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Luật Gia Minh là đơn vị chuyên thực hiện thủ tục này. Với kinh nghiệm nhiều năm làm thủ tục pháp lý doanh nghiệp, và đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm. Chúng tôi cam kết thực hiện thành công 100% cho Quý khách hàng. Liên hệ chúng tôi theo Hotline: 0868 458 111, để được tư vấn cụ thể hơn nhé.
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Thủ tục bổ sung ngành nghề bán buôn kim loại
Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh thịt bò
Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải
Bổ sung ngành nghề cho hộ kinh doanh như thế nào?
Bổ sung ngành nghề kinh doanh hàng may mặc.
Hồ sơ thủ tục giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Bổ sung thêm ngành nghề bán buôn nước mắm
Các trường hợp thu hồi giấy đăng ký kinh doanh
Dịch vụ thay đổi người đại diện pháp luật nhanh
Hướng dẫn thay đổi người đại diện theo pháp luật
CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH
Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111
Zalo: 0932 890 675
Gmail: dvgiaminh@gmail.com
Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com