Dịch vụ thành lập văn phòng đại diện tại Quảng Bình

Rate this post

Bạn đang cần mở rộng hoạt động kinh doanh nên cần tìm 1 đơn vị chuyên làm dịch vụ thành lập văn phòng đại diện tại Quảng Bình

Thủ tục thành lập văn phòng đại diện tại Quảng Bình
Thủ tục thành lập văn phòng đại diện tại Quảng Bình

Thành lập văn phòng đại diện là gì?

Thành lập văn phòng đại diện là quá trình thực hiện thiết lập đơn vị phụ thuộc của công ty tại một địa điểm khác với trụ sở công ty để thực hiện hoạt động giao dịch của công ty nhưng không được phát sinh hoạt động kinh doanh thông qua việc xin cấp giấy phép hoạt động cho văn phòng đại diện và hoàn thiện các điều kiện pháp lý liên quan, cơ sở vật chất, nhân sự để văn phòng đi vào hoạt động.

Điều kiện thành lập văn phòng đại diện

  • Văn phòng đại diện chỉ được thành lập sau khi công ty được thành lập. Do đó, không thể song song thực hiện thủ tục thành lập công ty cùng văn phòng đại diện.
  • Tên văn phòng đại diện bắt buộc bao gồm tên công ty kèm theo cụm từ “Văn phòng đại diện” ….
  • Văn phòng đại diện chỉ được thực hiện chức năng giao dịch. Do đó trưởng văn phòng đại diện chỉ được ký các hợp đồng và đóng dấu bằng dấu của văn phòng đại diện đới với các giao dịch phục vụ hoạt động của văn phòng đại diện như ký hợp đồng thuê nhà cho văn phòng, hợp đồng lao động với nhân sự của văn phòng, mua bán vật dụng hoạt động của văn phòng….
  • Trưởng văn phòng đại diện không được ký hợp đồng phát sinh hoạt động kinh doanh. Khác với địa điểm kinh doanh, vẫn được phát sinh hoạt động kinh doanh tại địa điểm kinh doanh.
  • Địa chỉ trụ sở của văn phòng đại diện công ty không được là nhà tập thể, nhà chung cư (tương tự như trụ sở của công ty).
  • Mặc dù văn phòng đại diện không phát sinh các thủ tục với cơ quan thuế. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi địa chỉ của văn phòng đại diện khác quận, huyện vẫn phải thực hiện xác nhận nghĩa vụ thuế với Chi cục thuế cũ. Do vậy, doanh nghiệp cần lưu ý việc lựa chọn địa chỉ phù hợp khi thành lập văn phòng đại diện để tránh phát sinh thay đổi địa chỉ khác quận. Khác với địa điểm kinh doanh khi doanh nghiệp có sự thay đổi địa chỉ địa điểm kinh doanh không cần thực hiện thủ tục xác nhận nghĩa vụ thuế tại Chi cục thuế.

Chức năng của văn phòng đại diện

  • Văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh, do đó, văn phòng đại diện không được thực hiện các hoạt động kinh doanh, phát sinh doanh thu.
  • Chức năng chính của văn phòng đại diện là văn phòng liên lạc; thực hiện hoạt động nghiên cứu, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và đối tác mới.
  • Doanh nghiệp muốn thực hiện thăm dò thị trường, hoặc quảng bá thương hiệu tới các tỉnh thành ngoài tỉnh thành đang đặt trụ sở nên thành lập văn phòng đại diện.
  • Văn phòng đại diện chỉ được thực hiện các công việc xúc tiến, giao dịch thay cho công ty mẹ.

Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện

  • Thông báo lập văn phòng đại diện;
  • Biên bản họp về việc thành lập văn phòng đại diện (Đối với công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên);
  • Quyết định thành lập văn phòng đại diện;
  • Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện nếu người đứng đầu văn phòng đại diện không đồng thời là người đại diện theo pháp luật hoặc cổ đông, thành viên, chủ sở hữu công ty;
  • 01 bản công chứng CMND/Căn cước công dân/ Hộ chiếu còn hiệu lực của người đứng đầu văn phòng đại diện;
  • Giấy giới thiệu hoặc giấy uỷ quyền cho người nộp hồ sơ;
  • 01 bản công chứng CMND/Căn cước công dân/ Hộ chiếu còn hiệu lực của người nộp hồ sơ.

Trường hợp doanh nghiệp lập văn phòng đại diện ở nước ngoài

  • Thực hiện thủ tục thành lập theo quy định tại nước sở tại.
  • Doanh nghiệp thành lập văn phòng đại diện tại nước ngoài không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài.
  • Công ty chỉ phải thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch ngoại hối để chuyển tiền ra nước ngoài cho văn phòng hoạt động.
  • Sau khi có giấy phép tại nước ngoài nộp cho cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty có trụ sở chính để cập nhật thông tin trên Cổng đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

Văn phòng đại diện là gì?

Căn cứ vào khoản 2 điều 44 luật doanh nghiệp 2020 thì văn phòng đại diện là “đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ lợi ích đó”.

Một doanh nghiệp được thành lập bao nhiêu văn phòng đại diện

Tại khoản 1 điều 45 luật doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp có quyền lập chi nhánh văn phòng đại diện ở nước ngoài và trong nước. Doanh nghiệp có thể đặt 1 hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại 1 địa phương theo địa giới hành chính.

Thủ tục thành lập văn phòng đại diện tại Quảng Bình

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện thì tại khoản 2 điều 45 luật doanh nghiệp 2020 và khoản 1 điều 31 Nghị định 01/20211/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì hồ sơ thành lập văn phòng đại diện gồm có:

– Thông báo thành lập văn phòng đại diện

– Bản sao quyết định thành lập, biên bản họp thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp

– Bản sao thẻ căn cước công dân/ CMND/ hộ chiếu

– Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Bước 2: Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ thì Gia Minh sẽ thay mặt khách hàng nộp hồ sơ thành lập đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở văn phòng đại diện

Bước 3: Gia Minh thay mặt khách hàng giấy chứng nhận đăng ký thành lập văn phòng đại diện

Dịch vụ thành lập văn phòng đại diện tại Quảng Bình

Chi phí thành lập văn phòng đại diện tại Quảng Bình
Chi phí thành lập văn phòng đại diện tại Quảng Bình

Những việc cần làm sau khi thành lập văn phòng đại diện

Sau khi thành lập văn phòng đại diện, có một số việc cần làm để đảm bảo hoạt động suôn sẻ và thành công.

Dưới đây là một số nhiệm vụ quan trọng:

  • Đăng ký và tuân thủ các yêu cầu pháp lý: Đảm bảo rằng bạn đã hoàn thành các yêu cầu đăng ký và tuân thủ các quy định pháp lý liên quan đến văn phòng đại diện. Bạn cần kiểm tra và đảm bảo rằng tất cả các giấy tờ và chứng chỉ liên quan đã được cập nhật và tuân thủ đúng thời hạn.
  • Thiết lập hệ thống quản lý nội bộ: Xây dựng một hệ thống quản lý nội bộ hiệu quả để đảm bảo hoạt động suôn sẻ của văn phòng đại diện. Điều này bao gồm việc thiết lập quy trình làm việc, quy định nội bộ, hệ thống báo cáo, và giao tiếp nội bộ. Đảm bảo rằng mọi nhân viên hiểu và tuân thủ các quy tắc và quy trình đã được thiết lập.
  • Xây dựng mạng lưới đối tác và quan hệ khách hàng: Tìm kiếm và xây dựng mạng lưới đối tác địa phương để hỗ trợ hoạt động kinh doanh của văn phòng đại diện. Tạo và duy trì mối quan hệ khách hàng tốt để đảm bảo sự phát triển và tăng trưởng của tổ chức mẹ.
  • Tiếp cận thị trường và tiếp thị: Phát triển chiến lược tiếp cận thị trường và tiếp thị phù hợp với quy mô và mục tiêu kinh doanh của văn phòng đại diện. Tìm hiểu về thị trường địa phương, nghiên cứu và đánh giá các cơ hội kinh doanh mới, và thực hiện các hoạt động tiếp thị như quảng cáo, PR, và marketing trực tuyến để tăng cường nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng.
  • Quản lý tài chính: Đảm bảo rằng bạn có một hệ thống quản lý tài chính hiệu quả để theo dõi thu chi, quản lý nguồn vốn, và đảm bảo sự bền vững của văn phòng đại diện. Lập kế hoạch tài chính, theo dõi các chỉ số tài chính, và thực hiện các biện pháp để tối ưu hóa hiệu suất tài chính của văn phòng đại diện.
  • Đánh giá và cải tiến: Thực hiện đánh giá định kỳ về hoạt động và hiệu suất của văn phòng đại diện. Dựa trên kết quả đánh giá, xác định các cải tiến cần thiết và thực hiện các biện pháp để nâng cao hiệu suất và đáp ứng được mục tiêu kinh doanh.
  • Theo dõi thay đổi pháp lý và quy định: Theo dõi và cập nhật về các thay đổi pháp lý và quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh của văn phòng đại diện. Đảm bảo rằng bạn cập nhật và tuân thủ đúng các quy định mới và điều chỉnh quy trình và hoạt động nếu cần.
  • Đào tạo và phát triển nhân viên: Tạo điều kiện để đào tạo và phát triển nhân viên trong văn phòng đại diện. Đảm bảo rằng nhân viên có đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc của họ một cách hiệu quả. Cung cấp các khóa đào tạo, chương trình phát triển cá nhân và cơ hội thăng tiến để khuyến khích sự phát triển và động lực của nhân viên.
  • Theo dõi và đánh giá cạnh tranh: Nắm bắt thông tin về các đối thủ cạnh tranh trong ngành và theo dõi hoạt động của họ. Đánh giá và so sánh với văn phòng đại diện của bạn để xác định các lợi thế cạnh tranh và các cơ hội để cải thiện.
  • Tạo một môi trường làm việc tốt: Tạo ra một môi trường làm việc tích cực và khuyến khích sự hợp tác và sáng tạo. Đảm bảo rằng mọi thành viên trong văn phòng đại diện cảm thấy hài lòng và động lực để đóng góp vào mục tiêu chung của tổ chức.

Điều quan trọng là lên kế hoạch và triển khai các hoạt động trên một cách có tổ chức và liên tục để đảm bảo hoạt động hiệu quả và thành công của văn phòng đại diện.

Ưu nhược điểm khi thành lập văn phòng đại diện

Ưu điểm của văn phòng đại diện

  • Ưu điểm lớn nhất của văn phòng đại diện là không phát sinh các thủ tục liên quan đến báo cáo thuế cũng như không phải nộp thuế môn bài.
  • Doanh nghiệp có thể thành lập văn phòng đại diện cùng tỉnh thành phố hoặc khác tỉnh thành phố đều được;
  • Doanh nghiệp có thể thành lập văn phòng đại diện tại nước ngoài.

Nhược điểm của văn phòng đại diện

  • Không phát sinh được việc kinh doanh tại văn phòng đại diện;
  • Khi thay đổi trụ sở văn phòng đại diện sang quận khác vẫn phải thực hiện xác nhận nghĩa vụ thuế tại Chi cục thuế nơi có địa chỉ cũ.

Giải pháp thay thế việc thành lập văn phòng đại diện

  • Khi doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện hoạt động kinh doanh khác tỉnh có thêm lựa chọn là thành lập địa điểm kinh doanh.
  • Điều khác biệt của địa điểm kinh doanh so với văn phòng đại diện là địa điểm kinh doanh được tiến hành hoạt động kinh doanh và chỉ phải đóng thuế môn bài cho 01 địa điểm là 1.000.000 đồng/năm.
  • Địa điểm kinh doanh không phải mở hồ sơ kê khai thuế giống chi nhánh nhưng vẫn có thể phát sinh hoạt động kinh doanh.

Do vậy doanh nghiệp cân nhắc giữa việc thành lập văn phòng đại diện hoặc thành lập địa điểm kinh doanh.

Một số lưu ý khi thành lập văn phòng đại diện

Về thời hạn thực hiện thủ tục thành lập

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập văn phòng đại diện, doanh nghiệp gửi thông báo lập văn phòng đại diện đến Phòng Đăng ký kinh doanh.

Quy đinh về thuế môn bài của văn phòng đại diện

  • Theo Nghị định 139/2016 của Chính phủ có hiệu lực từ 01/01/2017 quy định về lệ phí môn bài thì văn phòng đại diện có hoạt động sản xuất, kinh doanh phải thực hiện kê khai nộp thuế môn bài với mức 1.000.000 đồng/năm.
  • Tuy nhiên, theo Công văn số 658/TCT-CS của Tổng cục thuế có nêu Văn phòng đại diện không hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ thì không phải nộp lệ phí môn bài theo quy định.

Theo quy định của pháp luật thì văn phòng đại diện không được hoạt động sản xuất kinh doanh, Theo đó, văn phòng đại diện không phải nộp thuế môn bài.

Đối với thuế thu nhập cá nhân của văn phòng đại diện

Theo quy định Điều 24, Thông tư số 111/2013/TT-BTC, văn phòng đại diện có trách nhiệm trong việc nộp thuế từ phần thu nhập tiền công, tiền lương của nhân viên làm việc tại văn phòng.

Đóng bảo hiểm xã hội cho nhân sự của văn phòng đại diện

Văn phòng đại diện có thể thực hiện đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên làm việc tại văn phòng đại diện hoặc chuyển để công ty mẹ đóng bảo hiểm cho nhân viên đều được.

Các câu hỏi thường gặp về đăng ký văn phòng đại diện

Tại sao cần đăng ký văn phòng đại diện?

Việc đăng ký văn phòng đại diện cho phép công ty mẹ mở rộng hoạt động kinh doanh và đại diện cho mình trong một quốc gia hoặc khu vực khác. Điều này giúp tăng cường sự hiện diện và giao dịch kinh doanh của công ty, tiếp cận thị trường mới và tạo dựng mối quan hệ với khách hàng, đối tác và cơ quan chính phủ trong quốc gia đó.

Quy trình đăng ký văn phòng đại diện như thế nào?

Quy trình đăng ký văn phòng đại diện có thể khác nhau tùy thuộc vào quốc gia và khu vực bạn hoạt động. Tuy nhiên, phổ biến nhất là bạn cần chuẩn bị các giấy tờ và tài liệu cần thiết, điền vào biểu mẫu đăng ký, nộp hồ sơ và phí đăng ký, và tuân thủ các yêu cầu và thủ tục cụ thể liên quan đến quốc gia đó.

Có yêu cầu về vị trí và địa chỉ cho văn phòng đại diện không?

Có, nhiều quốc gia yêu cầu văn phòng đại diện có địa chỉ thực tế và phải nằm ở một địa điểm cụ thể. Địa chỉ này thường được sử dụng để liên lạc và liên hệ với văn phòng đại diện. Bạn cần xem xét yêu cầu cụ thể về địa chỉ và địa chỉ đăng ký của văn phòng đại diện trong quốc gia bạn muốn hoạt động.

Cần phải tuân thủ các quy định và luật pháp nào khi đăng ký văn phòng đại diện?

Khi đăng ký văn phòng đại diện, bạn cần tuân thủ các quy định và luật pháp liên quan đến việc đăng ký và hoạt động kinh doanh trong quốc gia đó. Điều này có thể bao gồm yêu cầu về loại hình công ty, thuế, quản lý tài chính, báo cáo, và các quy định khác áp dụng cho văn phòng đại diện.

Có cần sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý khi đăng ký văn phòng đại diện không?

Việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý là tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đặc biệt là khi đăng ký văn phòng đại diện ở một quốc gia mới hoặc có quy định pháp lý phức tạp, sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý có thể giúp bạn hiểu rõ và tuân thủ các quy định, đồng thời đảm bảo quy trình đăng ký diễn ra một cách suôn sẻ và đúng quy định.

Lưu ý rằng câu trả lời trên chỉ mang tính chất tổng quát. Mỗi quốc gia có các quy định và quy trình đăng ký riêng, vì vậy hãy tìm hiểu kỹ và tham khảo các nguồn thông tin chính thức hoặc tư vấn pháp lý để có thông tin cụ thể và chính xác cho trường hợp của bạn.

Xin giấy phép kinh doanh đối với ngành nghề có điều kiện

Hồ sơ và thủ tục xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm

Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

  • Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:
  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (kèm theo Nghị định 155/2018/NĐ-CP);
  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm 

 Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định như sau:

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 35 Luật An toàn thực phẩm;

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

(Căn cứ Điều 36 Luật An toàn thực phẩm)

Hồ sơ và thủ tục xin giấy chứng nhận mã số mã vạch

 Hồ sơ đăng ký sử dụng mã số, mã vạch

 Đơn đăng ký sử dụng mã số, mã vạch theo quy định tại Mẫu số 12 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 13/2022/NĐ-CP;

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định thành lập.

Như vậy, so với hiện hành thì hồ sơ đăng ký sử dụng mã số, mã vạch có sự thay đổi ở phần đơn đăng ký.

(Khoản 5 Điều 2 Nghị định 13/2022/NĐ-CP, điểm a khoản 1 Điều 19c Nghị định 74/2018/NĐ-CP)

Đơn đăng ký sử dụng mã số, mã vạch

Nộp hồ sơ đăng ký sử dụng mã số, mã vạch ở đâu?

Người đăng ký sử dụng mã số, mã vạch nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.

(Khoản 2 Điều 19a, khoản 2 Điều 19c Nghị định 74/2018/NĐ-CP)

Trình tự đăng ký sử dụng mã số, mã vạch

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng mã số, mã vạch nộp hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Bước 2: Xử lý hồ sơ

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức thẩm định hồ sơ:

Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ để sửa đổi, bổ sung;

Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đóng các khoản phí theo quy định, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận mã số mã vạch.

Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận không quá 03 năm kể từ ngày cấp.

Bước 3: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

(Điểm a khoản 3 Điều 19c Nghị định 74/2018/NĐ-CP)

Hồ sơ và thủ tục xin giấy đăng ký nhãn hiệu

Tra cứu nhãn hiệu: nhằm kiểm tra có nhãn hiệu trùng hay tương tự với nhãn hiệu của chủ thể khác hay không. Đồng thời đánh giá được khả năng nhãn hiệu đó có được cấp văn bằng bảo hộ hay không.

Có 02 hình thức tra cứu để khách hàng tham khảo và cân nhắc

Tra cứu sơ bộ miễn phí trên đường link http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php Cục SHTT.

Tra cứu có trả phí tra cứu từ Cục SHTT

Hoặc có thể truy cập vào bài viết Hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu để tìm hiểu chi tiết.

Với số lượng đăng ký đơn hằng năm là rất nhiều nên việc tra cứu nhằm đảm bảo khả năng đăng ký nhãn hiệu.

Hồ sơ đăng ký bao gồm:

02 Tờ khai yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (theo mẫu số 04-NH Thông tư 01/2007/TT BKHCN)

05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo (tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm. Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ);

Chứng từ nộp phí, lệ phí.

01 Bản sao y Giấy phép đăng ký kinh doanh có công chứng hoặc chứng minh thư/hộ chiếu/thẻ căn cước công dân để lấy thông tin soạn hồ sơ (mục đích là để lấy thông tin soạn giấy ủy quyền và hồ sơ đăng ký);

01 Giấy ủy quyền (trường hợp cá nhân, tổ chức ủy quyền cho tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp nộp đơn)

Các tài liệu khác (nếu có):

Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);

Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;

Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;

Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Hình thức nộp đơn:

Nộp trực tiếp:

Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ. Cụ thể:

Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng

Nộp đơn trực tuyến:

Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.

Đầu tiên, người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi đơn đăng ký nhãn hiệu trên Hệ thống tiếp nhận đơn, khi hoàn thành người nộp đơn sẽ nhận Phiếu xác nhận nộp đơn trực tuyến.

Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi đơn, người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ trong giờ giao dịch để xuất trình Phiếu xác nhận nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có) và nộp phí/lệ phí theo quy định. Sau đó cán bộ nhận đơn sẽ thực hiện việc cấp số đơn vào Tờ khai trên Hệ thống

Trường hợp người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn, tài liệu trực tuyến sẽ bị hủy và Thông báo hủy tài liệu được gửi cho người nộp đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn.

Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp thêm các dịch vụ:

Thành lập công ty cổ phần tại Quảng Bình

Tư vấn thành lập công ty tại Quảng Bình

Thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Quảng Bình

Thành lập công ty tại Quảng Bình

Dịch vụ mở công ty ở Quảng Bình

Chi phí thành lập công ty tại Quảng Bình

Thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Quảng Bình

Mở công ty trọn gói tại Quảng Bình

Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Quảng Bình

Thủ tục thành lập công ty tại Quảng Bình

Thành lập công ty ở Quảng Bình

Lập công ty tại Quảng Bình

Lập công ty ở Quảng Bình

Dịch vụ mở công ty tại Quảng Bình

Mở công ty trọn gói ở Quảng Bình

Dịch vụ thành lập công ty tại Quảng Bình

Thành lập công ty giá rẻ tại Quảng Bình

Dịch vụ thành lập văn phòng đại diện tại Quảng Bình sẽ làm hài lòng khách hàng

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Dịch vụ thành lập công ty du lịch tại Quảng Bình

Dịch vụ thành lập công ty cổ phần ở Quảng Bình

Dịch vụ thành lập văn phòng đại diện tại Quảng Bình

Dịch vụ đăng ký kinh doanh doanh tại Quảng Bình 

Thành lập công ty trọn gói – thành lập công ty giá rẻ tại Quảng Bình

Dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh tại Quảng Bình

Thành lập công ty sản xuất bánh kẹo tại Quảng Bình

Dịch vụ làm giấy phép đăng ký kinh doanh tại Quảng Bình

Thủ tục thành lập chi nhánh công ty cổ phần tại Quảng Bình

Thành lập công ty TNHH có vốn đầu tư nước ngoài tại Quảng Bình

Muốn thành lập văn phòng đại diện tại Kon Tum
Muốn thành lập văn phòng đại diện tại Kon Tum

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN GIA MINH

Địa chỉ: Tổ dân phố 2, Phường Bắc Lý, Thành phố Đồng Hới, Quảng Bình

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111

Zalo: 085 3388 126

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo