LƯU Ý MÃ NGÀNH NGHỀ ĐĂNG KÝ KINH DOANH IN ẤN

Rate this post

Bài viết Lưu ý mã ngành nghề đăng ký kinh doanh in ấn Công ty Luật Gia Minh xin tư vấn cho quý khách về mã ngành nghề đăng ký kinh doanh của công ty in ấn theo đúng quy định của pháp luật để khách hàng thuận tiện hơn trong quá trình mã hóa ngành nghề kinh doanh khi thành lập công ty in ấn.

Lưu ý mã ngành nghề đăng ký kinh doanh in ấn
Lưu ý mã ngành nghề đăng ký kinh doanh in ấn

Mã ngành nghề đăng ký kinh doanh in ấn

Mã ngành nghề đăng ký kinh doanh in ấn được quy định tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 07 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ.

Quý khách đang muốn tìm hiểu mã ngành nghề đang ký kinh doanh in ấn. Quý khách đang muốn tim công ty tư vấn thành lập công ty kinh doanh in ấn nhanh chóng và uy tín. Hãy đến với Gia Minh – Đơn vị chuyên làm giấy pháp và dịch vụ kế toán. Chúng tôi sẽ tư vấn và hoàn tất các thủ tục thành lập công ty một cách nhanh nhất.

Có thể nói, in ấn chính là một trong những bước ngoặt lịch sử của nhân loại, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội hiện đại. Trong học tập, in ấn tạo ra sách vở, lưu trữ kiến thức, tạo ra nguồn tài liệu có tính đồng bộ cho người học, giúp ích cho việc học tập. Trong kinh doanh, in ấn chính là một công cụ phục vụ cho quá trình quảng cáo, truyền thông sản phẩm, thông qua việc in ấn tờ rơi, poster, catalogue,…

Đọc thêm:

Trong cuộc sống thường ngày, hầu như các vật xung quanh bạn đều có dấu ấn của ngành in ấn, từ những quyển lịch, tờ báo, bì thư đến những chiếc túi giấy, túi nilon, … Chính vì sự quan trọng nói trên mà kinh doanh in ấn đã trở thành một ngành nghề khá phổ biến ở Việt Nam.

Để thành lập daonh nghiệp kinh doanh dịch vụ in ấn trước hết cần xác định mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ in ấn. Mã ngành nghề kinh doanh in ấn được quy định tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 07 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính Phủ.

Hướng dẫn mã ngành nghề đăng ký kinh doanh in ấn
Hướng dẫn mã ngành nghề đăng ký kinh doanh in ấn

Để tạo thuận tiện cho quý khách trong việc thành lập doanh nghiệp đăng ký kinh doanh in ấn, Gia Minh xin tư vấn mã ngành nghề kinh doanh in ấn cụ thể như sau:

Mã ngành nghề đăng ký kinh doanh in ấn:

 

STTTÊN NGÀNHMÃ NGÀNH
1

In ấn

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Cụ thể:

– In ấn báo chí, tạp chí và các ấn phẩm định kỳ khác, sách và sách quảng cáo, bản thảo âm nhạc, bản đồ, tập bản đồ, áp phích, mục lục quảng cáo, tờ quảng cáo và các ấn phẩm quảng cáo khác, tem bưu điện, tem thuế, tài liệu, séc và các chứng khoán bằng giấy khác, nhật ký, lịch, các mẫu văn bản thương mại và các ấn phẩm in ấn thương mại khác, đồ dùng văn phòng phẩm cá nhân và các ấn phẩm khác bằng chữ, in ốp-sét, in nổi, in bản thạch và các thuật in khác, bản in máy copy, in máy vi tính, in chạm nổi;

– In trực tiếp lên vải dệt, nhựa, kim loại, gỗ và gốm;

– Các ấn phẩm in ấn được cấp bản quyền.

Nhóm in ấn cũng gồm: In nhãn hiệu hoặc thẻ (in thạch bản, in bản kẽm, in nổi, và in khác).

Loại trừ:

– In trên lụa (bao gồm in nhiệt) trên các trang phục được phân vào nhóm 13130 (Hoàn thiện sản phẩm dệt);

– Sản xuất các sản phẩm bằng giấy như gáy sách được phân vào nhóm 17090 (Sản xuất các sản phẩm khác từ giấy và bìa chưa được phân vào đâu);

– Xuất bản các ấn phẩm in được phân vào ngành 581 (Xuất bản sách, ấn phẩm định kỳ và các hoạt động xuất bản khác);

– Bản sao các văn bản được phân vào nhóm 8219 (Photo, chuẩn bị tài liệu và các hoạt động hỗ trợ văn phòng đặc biệt khác).

1811
2
Dịch vụ liên quan đến in
– Đóng sách thành quyển, tạp chí, sách quảng cáo, catalo,… bằng cách gấp, xếp, khâu, dán hồ, kiểm tra thứ tự (trang sách), khâu lược, dán bìa, tỉa, xén, in tem vàng lên sách;
– Xếp chữ, sắp chữ, sắp chữ in, nhập dữ liệu trước khi in bao gồm quét và nhận biết chữ cái quang học, tô màu điện tử;
– Dịch vụ làm đĩa bao gồm sắp hình ảnh và sắp đĩa (để in ốp-sét và in sắp chữ);
– Khắc chạm, khắc axit trên trục lăn cho khắc kẽm;
– Xử lý đĩa trực tiếp sang đĩa (cũng bao gồm đĩa nhựa);
– Chuẩn bị đĩa và nhuộm nhằm làm giảm công việc in ấn và dán tem;
– In thử;
– Các sản phẩm nghệ thuật bao gồm in thạch bản và mộc bản (phiến gỗ để làm các bản khắc);
– Sản xuất các sản phẩm sao chụp;
– Thiết kế các sản phẩm in như bản phác thảo, maket, bản nháp;
– Các hoạt động đồ họa khác như khắc rập khuôn, rập khuôn tem, in nổi, in dùi lỗ, chạm nổi, quét dầu và dát mỏng, kiểm tra thứ tự và sắp xếp.
1812
3

Sao chép bản ghi các loại

– Sao chép băng, đĩa hát, đĩa compact và băng máy từ các bản gốc;

– Sao chép băng, đĩa từ, băng video phim và các ấn phẩm video từ các bản gốc;

– Sao chép các phần mềm và dữ liệu sang đĩa, băng từ các bản gốc.

Loại trừ:

– Sao chép các ấn phẩm in được phân vào nhóm 18110 (In ấn);

– Xuất bản phần mềm được phân vào nhóm 58200 (Xuất bản phần mềm);

– Sản xuất và phân phối phim điện ảnh, đĩa video và phim trên đĩa DVD hoặc các phương tiện tương tự được phân vào nhóm 5911 (Hoạt động sản xuất phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình), 59120 (Hoạt động hậu kỳ), 59130 (Hoạt động phát hành phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình);

– Sản xuất các bản gốc ghi âm hoặc các nguyên liệu âm thanh khác được phân vào nhóm 59130 (Hoạt động phát hành phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình);

– Sao chép phim điện ảnh để phân phối cho các rạp được phân vào nhóm 59200 (Hoạt động ghi âm và xuất bản âm nhạc).

1820
4
Sửa chữa máy móc, thiết bị
3312
5

Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác.

Chi tiết: Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy văn phòng (trừ máy vi tính và thiết bị ngoại vi)

4659
6
Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu
Chi tiết: Bán buôn mực in
4669
7Bán lẻ sách, báo, tạp chí văn phòng phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh4761
8
Bán lẻ băng đĩa âm thanh, hình ảnh (kể cả băng, đĩa trắng) trong các cửa hàng chuyên doanh
4762
9Dịch vụ hành chính văn phòng tổng hợp8211
10
Photo, chuẩn bị tài liệu và các hoạt động hỗ trợ văn phòng đặc biệt khác
Chi tiết:
– Photo, chuẩn bị tài liệu
– Dịch vụ hỗ trợ thư ký;
– Bản ghi tài liệu và dịch vụ thư ký khác;
– Cung cấp dịch vụ thuê hộp thư thoại và dịch vụ chuyển phát thư khác (trừ quảng cáo thư trực tiếp);
– Dịch vụ gửi thư.
8219
11

Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu. Chi tiết:

–  Cung cấp dịch vụ xử lý báo cáo văn bản và sao chép tốc ký;

–  Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh

Loại trừ: Không bao gồm hoạt động đấu giá)

8299

Xin giấy phép kinh doanh đối với ngành nghề có điều kiện

Hồ sơ và thủ tục xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm

Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

  • Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:
  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (kèm theo Nghị định 155/2018/NĐ-CP);
  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm 

 Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định như sau:

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 35 Luật An toàn thực phẩm;

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

(Căn cứ Điều 36 Luật An toàn thực phẩm)

Hồ sơ và thủ tục xin giấy chứng nhận mã số mã vạch

 Hồ sơ đăng ký sử dụng mã số, mã vạch

 Đơn đăng ký sử dụng mã số, mã vạch theo quy định tại Mẫu số 12 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 13/2022/NĐ-CP;

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định thành lập.

Như vậy, so với hiện hành thì hồ sơ đăng ký sử dụng mã số, mã vạch có sự thay đổi ở phần đơn đăng ký.

(Khoản 5 Điều 2 Nghị định 13/2022/NĐ-CP, điểm a khoản 1 Điều 19c Nghị định 74/2018/NĐ-CP)

Đơn đăng ký sử dụng mã số, mã vạch

Nộp hồ sơ đăng ký sử dụng mã số, mã vạch ở đâu?

Người đăng ký sử dụng mã số, mã vạch nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.

(Khoản 2 Điều 19a, khoản 2 Điều 19c Nghị định 74/2018/NĐ-CP)

Trình tự đăng ký sử dụng mã số, mã vạch

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng mã số, mã vạch nộp hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Bước 2: Xử lý hồ sơ

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức thẩm định hồ sơ:

Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ để sửa đổi, bổ sung;

Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đóng các khoản phí theo quy định, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận mã số mã vạch.

Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận không quá 03 năm kể từ ngày cấp.

Bước 3: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

(Điểm a khoản 3 Điều 19c Nghị định 74/2018/NĐ-CP)

Hồ sơ và thủ tục xin giấy đăng ký nhãn hiệu

Tra cứu nhãn hiệu: nhằm kiểm tra có nhãn hiệu trùng hay tương tự với nhãn hiệu của chủ thể khác hay không. Đồng thời đánh giá được khả năng nhãn hiệu đó có được cấp văn bằng bảo hộ hay không.

Có 02 hình thức tra cứu để khách hàng tham khảo và cân nhắc

Tra cứu sơ bộ miễn phí trên đường link http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php Cục SHTT.

Tra cứu có trả phí tra cứu từ Cục SHTT

Hoặc có thể truy cập vào bài viết Hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu để tìm hiểu chi tiết.

Với số lượng đăng ký đơn hằng năm là rất nhiều nên việc tra cứu nhằm đảm bảo khả năng đăng ký nhãn hiệu.

Hồ sơ đăng ký bao gồm:

02 Tờ khai yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (theo mẫu số 04-NH Thông tư 01/2007/TT BKHCN)

05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo (tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm. Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ);

Chứng từ nộp phí, lệ phí.

01 Bản sao y Giấy phép đăng ký kinh doanh có công chứng hoặc chứng minh thư/hộ chiếu/thẻ căn cước công dân để lấy thông tin soạn hồ sơ (mục đích là để lấy thông tin soạn giấy ủy quyền và hồ sơ đăng ký);

01 Giấy ủy quyền (trường hợp cá nhân, tổ chức ủy quyền cho tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp nộp đơn)

Các tài liệu khác (nếu có):

Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);

Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;

Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;

Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Hình thức nộp đơn:

Nộp trực tiếp:

Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ. Cụ thể:

Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng

Nộp đơn trực tuyến:

Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.

Đầu tiên, người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi đơn đăng ký nhãn hiệu trên Hệ thống tiếp nhận đơn, khi hoàn thành người nộp đơn sẽ nhận Phiếu xác nhận nộp đơn trực tuyến.

Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi đơn, người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ trong giờ giao dịch để xuất trình Phiếu xác nhận nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có) và nộp phí/lệ phí theo quy định. Sau đó cán bộ nhận đơn sẽ thực hiện việc cấp số đơn vào Tờ khai trên Hệ thống

Trường hợp người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn, tài liệu trực tuyến sẽ bị hủy và Thông báo hủy tài liệu được gửi cho người nộp đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn.

Chủ đề Lưu ý mã ngành nghề đăng ký kinh doanh in ấn là chia sẻ của Gia Minh về mã ngành nghề đăng ký kinh doanh in ấn. Mong rằng qua bài viết trên Quý khách hàng sẽ có cái nhìn cụ thể và thuận lợi hơn trong quá trình lựa chọn mã ngành nghề kinh doanh khi thành lập kinh doanh ngành nghề in ấn.

Tìm mã ngành nghề đăng ký kinh doanh in ấn
Tìm mã ngành nghề đăng ký kinh doanh in ấn

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN  

Thành lập hộ kinh doanh

Chứng chỉ hành nghề đại lý thuế là gì?

Dịch vụ báo cáo thuế giá rẻ trọn gói từ 300.000 đồng / tháng

khác nhau giữa báo cáo tài chính riêng lẻ và báo cáo tài chính hợp nhất

Thủ tục thuê đất – thuê nhà xưởng trong khu công nghiệp như thế nào?

Có được đặt tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài hay không?

Mở công ty mùa dịch – 3 lợi thế ít ai biết

Thủ tục tăng vốn đầu tư

 

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo