Thành lập cơ sở sản xuất nội thất tại Quận Thanh Xuân
Thành lập cơ sở sản xuất nội thất tại Quận Thanh Xuân
Bạn đang muốn thành lập cơ sở sản xuất nội thất tại Quận Thanh Xuân . Tuy nhiên bạn vẫn chưa nắm rõ quy trình thành lập, các loại giấy tờ cần phải chuẩn bị,..và làm thế nào để tiến hành thành lập một cách nhanh chóng nhất. Trong bài viết dưới đây, Giấy phép Gia Minh sẽ hướng dẫn, giải đáp giúp bạn thực hiện tối ưu nhất.
Đồ gỗ nội thất là gì?
Đồ gỗ nội thất là những sản phẩm nội thất trong gia đình được làm từ gỗ như giường, tủ quần áo, bàn, cửa, tủ đựng đồ, ghế, … Rất nhiều các gia đình lựa chọn trang trí nhà bằng các đồ nội thất làm từ gỗ để tạo nên một không khí vừa ấm cúng, vừa trang trọng cho tổ ấm của mình.
Ngày nay, nội thất gỗ được sản xuất với rất nhiều kiểu dáng và phong cách khác nhau, từ nội thất bằng gỗ cao cấp hay gỗ công nghiệp. Đối với các loại gỗ công nghiệp thì thường là gỗ ép, nhìn không chắc chắn, có tuổi thọ thấp. Đối với các đồ nội thất được làm từ gỗ tự nhiên thông thường sẽ được làm chủ yếu từ gỗ hương, gỗ mun, gỗ gụ, gỗ sưa, gỗ trắc, … là những loại gỗ có độ bền cao, thơm và đẹp.
Chuẩn bị trước khi thành lập công ty sản xuất đồ gỗ nội thất
Chuẩn bị tên công ty sản xuất đồ gỗ nội thất:
Theo quy định tại Điều 37 Luật doanh nghiệp 2020, tên công ty sản xuất đồ gỗ nội thất gồm 2 thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng doanh nghiệp:
Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Ngoài ra, tên doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện không vi phạm quy định tại Điều 38, 39 của Luật Doanh nghiệp 2020.
Chuẩn bị trụ sở công ty sản xuất đồ gỗ nội thất:
Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có) và phải là nơi thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp.
Lưu ý: Công ty sản xuất đồ gỗ nội thất không được đăng ký trụ sở tại chung cư và nhà tập thể vì theo quy định luật Nhà ở, chung cư và nhà tập thể chỉ nhằm mục đích ở, không nhằm mục đích kinh doanh.
Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).
Chuẩn bị nghành nghề kinh doanh của công ty sản xuất đồ gỗ nội thất
Các ngành nghề liên quan đến sản xuất đồ gỗ nội thất được quy định như sau:
1610: Cưa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ;
1621: Sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng khác;
1622: Sản xuất đồ gỗ xây dựng;
1629: Sản xuất các sản phẩm khác từ gỗ ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện;
3100: Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế.
Ngoài ra doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ nội thất có thể lựa chọn một số ngành nghề kinh doanh khác để đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.
Chuẩn bị vốn điều lệ:
Luật không có quy định cụ thể về mức vốn điều lệ của công ty sản xuất đồ gỗ nội thất nên công ty có thể lựa chọn một mức vốn điều lệ phù hợp với chủ doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của công ty.
Theo quy định tại luật doanh nghiệp 2020, các thành viên phải góp vốn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu sau thời hạn 90 ngày này mà doanh nghiệp chưa góp đủ số vốn điều lệ đăng ký thủ tục thay đổi thông tin cổ đông sáng lập hoặc giảm vốn điều lệ đã góp trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được trong vòng 30 ngày. Vốn điều lệ công ty sản xuất đồ gỗ nội thất ảnh hưởng đến mức Lệ phí môn bài.
Lưu ý khi công ty sản xuất đồ gỗ nội thất?
Để mở công ty sản xuất đồ gỗ nội thất, doanh nghiệp sẽ phải có xưởng sản xuất. Việc sản xuất đồ gỗ sẽ có ảnh hưởng nhất định đến môi trường. Do đó, nếu công ty có xưởng sản xuất gỗ với quy mô 10.000m2 trở lên thì phải thực hiện đánh giá tác động môi trường và được sự thông qua của cơ quan có thẩm quyền.
Các sản phẩm đồ gỗ nội thất cần phải được trau chuốt từng đường nét, tỉ mỉ, cẩn thận nên trước khi thành lập công ty sản xuất đồ gỗ nội thất, nhà đầu tư phải tìm kiếm và chiêu mộ được những thợ mộc có nhiều kinh nghiệm, hiểu được yêu cầu, thị hiếu của khách hàng.
Khi làm việc trong công ty sản xuất đồ gồ, người lao động sẽ phải làm việc với nhiều máy móc như máy cưa, máy xẻ, máy bào,… có độ nguy hiểm cao cũng như môi trường làm việc có nhiều khói bụi, tiếp xúc với các loại sơn gỗ nên chủ doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện về an toàn lao động cho người lao động.
Thành phần hồ sơ cần chuẩn bị khi thực hiện thủ tục thành lập công ty sản xuất đồ gỗ nội thất
Với mỗi loại hình doanh nghiệp thì hồ sơ thành lập công ty sản xuất đồ gỗ nội thất lại khác nhau. Cụ thể:
Đối với công ty TNHH một thành viên:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Bản sao các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với công ty TNHH 2 Thành viên và Công ty cổ phần:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
Bản sao các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân;
Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với công ty Hợp danh:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên.
Bản sao các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với doanh nghiệp tư nhân:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
- Trình tự thực hiện:
- Doanh nghiệp sẽ chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm những tài liệu nêu trên.
Sau khi hồ sơ thành lập công ty đã hoàn tất, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ thông qua trang mạng điện tử của Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia.
Sau khi nhận được hồ sơ, chuyên viên của Phòng đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trong 03 ngày làm việc. Nếu hồ sơ hợp lệ thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nếu hồ sơ không hợp lệ thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo từ chối hoặc sửa đổi bổ sung hồ sơ.
Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Thủ tục thành lập cơ sở sản xuất nội thất tại Quận Thanh Xuân
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin Giấy đăng ký thành lập cơ sở sản xuất
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập cơ sở sản xuất
- Tên cơ sở sản xuất
- Địa chỉ của cơ sở sản xuất: chỉ cần ghi rõ số nhà, số ngõ, hẻm, phường, quận, huyện… không ghi địa chỉ giả khi đăng ký kinh doanh.
- Ngành kinh doanh của cơ sở
- Chuẩn bị vốn dự kiến đầu tư: Một trong những vấn đề hộ kinh doanh cần chuẩn bị vốn kinh doanh. Bạn đang muốn biết mở cửa hàng sẽ tốn bao nhiêu tiền. Tùy thuộc vào quy mô của cửa hàng lớn hay nhỏ để chuẩn bị vốn, hiện nay để mở cửa hàng tối thiểu bạn cần 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng.
- Số lượng lao động dự kiến: chỉ được sử dụng dưới 10 người lao động.
- Thông tin pháp lý và chữ ký của của các cá nhân nếu cơ sở sản xuất do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân nếu cơ sở sản xuất do cá nhân thành lập,của chủ hộ gia đình (người đại diện theo pháp luật) nếu cơ sở sản xuất do hộ gia đình thành lập
- Thông tin nhân công sản xuất: Họ tên, bản sao CMND/CCCD,…
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở kinh doanh
Bước 3: Nhận kết quả: Thời hạn nhận kết quả: 03 ngày
Chi phí thành lập cơ sở sản xuất nội thất
1 | THÀNH LẬP CÔNG TY 1TV | 1.500.000 | Giá trên đã bao gồm: Giấy phép kinh doanh, dấu doanh nghiệp, phí nhà nước |
2 | THÀNH LẬP CÔNG TY 1TV | 4.500.000
| Giá trên đã bao gồm: Giấy phép kinh doanh, dấu doanh nghiệp, phí nhà nước – Chữ ký số VIN RA 3 năm – 300 hóa đơn điện tử Misa – Thủ tục ban đầu với thuế – Hỗ trợ làm tài khoản doanh nghiệp (áp dụng cho công ty nào muốn theo dõi hàng tồn kho) |
3 | THÀNH LẬP CÔNG TY 1TV | 6.000.000 | Giá trên đã bao gồm: Giấy phép kinh doanh, dấu doanh nghiệp, phí nhà nước – Chữ ký số VIN RA 3 năm – 300 hóa đơn điện tử Misa – Thủ tục ban đầu với thuế – Hỗ trợ làm tài khoản doanh nghiệp (áp dụng cho công ty nào muốn theo dõi hàng tồn kho) |
STT | GÓI DỊCH VỤ | PHÍ DỊCH VỤ (VNĐ) | GHI CHÚ |
Những lưu ý sau khi thành lập công ty nội thất
Thông báo hoạt động và danh sách nhân viên thiết kế nội thất (kiến trúc) cho sở xây dựng
Theo Luật Kiến trúc 2019. Sau khi thành lập Công ty về thiết kế nội thất, doanh nghiệp phải gửi thông báo về thông tin hoạt động đến cơ quan có thẩm quyền. Hiện nay cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuộc UBND Cấp tỉnh nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở là Sở xây dựng. Doanh nghiệp sẽ phải thông báo hai nội dung chính sau đây:
- Thông tin về Công ty thiết kế nội thất: bản sao giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp (có chứng thực)
- Danh sách người phụ trách chuyên môn về thiết kế nội thất. Trong danh sách có đính kèm bảo sao có chứng thực về chứng chỉ hành nghề.
Hiện nay pháp luật chưa thống nhất về thủ tục, cách thức nộp hồ sơ thông báo. Do đó, doanh nghiệp cần tìm kiếm thông tin và liên hệ đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết để được hướng dẫn cụ thể.
Các loại tiêu chuẩn kỹ thuật đối với đồ nội thất mà doanh nghiệp cần biết
Tuy hoạt động mua bán đồ nội thất là ngành nghề kinh doanh không yêu cầu điều kiện. Những đồ nội thất muốn lưu hành trên thị trường thì vẫn phải đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định. Các tiêu chuẩn này được được xây dựng nhằm đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Dựa trên nguồn gốc xuất xứ, thiết kế sản phẩm, công dụng và chất liệu mà mỗi sản phẩm sẽ có tiêu chuẩn riêng. Cụ thể:
Tiêu chuẩn kỹ thuật đối với đồ nội thất từ gỗ
Đối với đồ nội thất được làm từ gỗ, tiêu chuẩn áp dụng phổ biến hiện nay là: Tiêu chuẩn TCVN 5373:2020 về yêu cầu kỹ thuật; yêu cầu an toàn; yêu cầu đóng gói vận chuyển; và bảo quản sản phẩm đồ gỗ nội thất (không áp dụng cho đồ gỗ mỹ nghệ và sofa)
Tiêu chuẩn kỹ thuật đối với đồ nội thất từ nhựa
Đối với đồ nhựa, các tiêu chuẩn áp dụng phổ biến hiện nay là:
– TCVN 4501-1:2009 quy định các nguyên tắc chung về xác định tính dẻo;
– TCVN 4501-2:2009 về xác định tính dẻo đối với chất dẻo đúc và đùn;
– TCVN 4501-3:2009 về xác định tính dẻo: điều kiện thử đổi với màng và tấm;
– Một số tiêu chuẩn khác.
Tiêu chuẩn kỹ thuật đối với đồ nội thất từ da
Đối với các đồ nội thất từ da, tiêu chuẩn thường áp dụng hiện nay là: TCVN 10452:2014 ISO 16131:2012 Da – Các đặc tính của da bọc đệm – Lựa chọn da cho đồ nội thất
Tiêu chuẩn kỹ thuật khác đối với đồ nội thất
Ngoài ra, đồ nội thất còn có một số tiêu chuẩn khác như:
- ISO 7170 về xác định độ bền và độ bền lâu của tủ đựng đồ;
- ISO 7170 về xác định độ bền và độ bền lâu của bàn;
- TCVN 11535:2016 (tương đương ISO 7171:1988) về phương pháp xác định độ ổn định của đồ nội thất dùng để chứa đựng; đứng độc lập bao gồm tủ đựng đồ gia dụng; tủ có nhiều ngăn và giá sách; đã được lắp ghép hoàn chỉnh và sẵn sàng để sử dụng.
- TCVN 10772-1 (ISO 7174-1), Đồ nội thất – Ghế – về xác định độ ổn định. Phần 1: Ghế tựa và ghế đẩu.
- TCVN 10772-2 (ISO 7174-2), Đồ nội thất – Ghế – về xác định độ ổn định. Phần 2: Ghế có cơ cấu nghiêng hoặc ngả khi ngả hoàn toàn và ghế bập bênh.
– Một số tiêu chuẩn khác
Thành lập cơ sở sản xuất nội thất tại Quận Thanh Xuân do Gia Minh thực hiện sẽ đem đến thành công 100% cho khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Chi phí thành lập công ty tại quận Thanh Xuân
Đăng ký thành lập công ty tại Quận Thanh Xuân
Dịch vụ cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng III tại Quận Thanh Xuân
Dịch vụ điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư tại Quận Thanh Xuân
Dịch vụ kế toán trọn gói Quận Thanh Xuân
Dịch vụ làm giấy phép đăng ký kinh doanh tại Quận Thanh Xuân
Dịch vụ mở công ty ở Quận Thanh Xuân
Dịch vụ mở công ty tại Quận Thanh Xuân
Dịch vụ mở nhà thuốc đạt GPP tại Quận Thanh Xuân
Dịch vụ mở nhà thuốc tại Quận Thanh Xuân – Hà Nội
Dịch vụ mở quầy thuốc tại Quận Thanh Xuân
Dịch vụ thành lập chi nhánh công ty tại Quận Thanh Xuân
Dịch vụ thành lập công ty cổ phần ở Quận Thanh Xuân
Dịch vụ thành lập công ty du lịch tại Quận Thanh Xuân
Dịch vụ thành lập công ty nhanh tại Quận Thanh Xuân
Dịch vụ thành lập công ty Quận Thanh Xuân – Hà Nội
Dịch vụ thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn tại Quận Thanh Xuân
Dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh tại Quận Thanh Xuân
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại quận Thanh Xuân
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói tại Quận Thanh Xuân
Dịch vụ thành lập văn phòng đại diện tại Quận Thanh Xuân
Dịch vụ tư vấn thành lập địa điểm kinh doanh tại Quận Thanh Xuân
CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH
Địa chỉ: LK 14 – Số nhà 27, KĐT Văn Khê – Phường La Khê – Quận Hà Đông
Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111
Email: dvgiaminh@gmail.com
Zalo: 0853 388 126