Thủ tục thành lập công ty cung ứng nguồn nhân lực

Rate this post

Thủ tục thành lập công ty cung ứng nguồn nhân lực

Trong thời đại 4.0 hiện nay, máy móc trong sản xuất đang trở nên hiện đại hơn nhưng vẫn không thể thay thế hoàn toàn 100% công việc. Vẫn cần có nguồn lao động dồi dào. Thị trường lao động vẫn rất sôi động, nhiều hình thức tuyển dụng lao động được hình thành theo xu thế đó. Một trong số đó là Cung ứng nhân lực. Vậy Thủ tục thành lập công ty cung ứng nguồn nhân lực sẽ có trình tự như thế nào? Hãy theo dõi bài viết sau đây của Gia Minh để hiểu rõ hơn nhé!

Căn cứ pháp lý

Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021

Nghị định số 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021

Bộ Luật Lao động số 45/2019/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021

Nghị định số 145/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/02/2021

Khái niệm về cung ứng nhân lực

Cung ứng nhân lực hay cung cấp nhân sự là hình thức một doanh nghiệp được cấp giấy phép cho thuê lại lao động. 

Doanh nghiệp cung ứng nhân lực sẽ trực tiếp ký hợp đồng và quản lý người lao động, nhưng không trực tiếp sử dụng, mà sẽ cho doanh nghiệp khác thuê lại.

Người lao động được cung ứng sẽ chịu sự quản lý của công ty cung ứng nhân lực nhưng vẫn thực hiện và duy trì mối quan hệ lao động với người sử dụng lao động (doanh nghiệp khác thuê lại lao động).

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).
Thủ tục thành lập công ty cung ứng nguồn nhân lực
Thủ tục thành lập công ty cung ứng nguồn nhân lực

Điều kiện để thành lập công ty cung ứng nhân lực

Công ty cung ứng nhân lực là các công ty cung cấp dịch vụ có tư cách pháp nhân, được cấp giấy phép ĐKKD, giấy phép cung ứng nhân lực trong nước và hoạt động theo luật Việt Nam.

Kinh doanh dịch vụ cung ứng nguồn lao động, nhân lực là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, để thành lập công ty cung ứng nhân lực, doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định sau:

Điều kiện về vốn

Vốn ký quỹ: Theo Luật Lao động 2012, các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ cung ứng nhân lực phải thực hiện ký quỹ tại ngân hàng, nơi doanh nghiệp đăng ký mở tài khoản, số tiền ký quỹ 2 tỷ đồng (Điều 5 Nghị định số 55/2013/NĐ-CP).

Vốn pháp định: 2 tỷ đồng (Điều 6 Nghị định số 55/2013/NĐ-CP).

Vốn điều lệ: Theo Nghị định 52 Luật Doanh nghiệp 2014, vốn điều lệ của công ty cung ứng nhân lực không được thấp hơn vốn pháp định trong suốt quá trình hoạt động, có nghĩa mức tối thiểu của vốn điều lệ là 2 tỷ đồng.

Điều kiện về người thành lập (Điều 8 Nghị định số 55/2013/NĐ-CP)

Cá nhân là chủ doanh nghiệp phải thành niên, có đủ năng lực hành vi dân sự, hồ sơ lý lịch rõ ràng và không đang trong thời gian thi hành án.

Phải có kinh nghiệm trong ngành cung ứng nhân lực ít nhất 3 năm trong 5 năm liền kề.

Không đồng thời là chủ doanh nghiệp, người quản lý, người đứng đầu của các công ty đã bị thu hồi GPKD, đang xin cấp lại GPKD hoặc đang chờ cấp lại, gia hạn giấy phép hoạt động ngành nghề cung ứng nhân lực trong vòng 3 năm liền kề trước.

Điều kiện về trụ sở (Điều 7 Nghị định số 55/2013/NĐ-CP)

Phải là địa chỉ cụ thể trên lãnh thổ Việt Nam, có quyền sử dụng hợp pháp, thời hạn sử dụng phải từ 2 năm trở lên.

Trường hợp địa điểm là nhà riêng thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp, người đứng tên đăng ký thành lập doanh nghiệp thì trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại hoặc gia hạn giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động phải có giấy tờ sở hữu hợp lệ.

Trường hợp địa điểm là nhà thuê thì phải đính kèm hợp đồng thuê nhà, thời hạn sử dụng cũng phải từ 2 năm trở lên.

Điều kiện về tên doanh nghiệp

Phải đảm bảo tuân thủ quy tắc đặt tên theo Điều 38 về tên doanh nghiệp của Luật Doanh nghiệp 2014. Đồng thời, tên doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của các doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.

Điều kiện đối với doanh nghiệp nước ngoài liên doanh với doanh nghiệp trong nước

Phải là doanh nghiệp chuyên kinh doanh cung ứng nhân lực, có vốn và tổng giá trị tài sản từ 10 tỷ đồng trở lên;

Phải có kinh nghiệm trên 5 năm trong lĩnh vực cho thuê lại lao động;

Phải có giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại chứng nhận doanh nghiệp và người đại diện phần vốn góp của doanh nghiệp chưa có hành vi vi phạm pháp luật nước sở tại hoặc pháp luật của nước liên quan;

Các văn bản trên phải dịch ra tiếng Việt, được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng thực và thực hiện hợp nhất hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Mã ngành nghề cung ứng nguồn lao động

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp do đăng ký thiếu mã ngành, ảnh hưởng đến các hoạt động như: Xuất hóa đơn, phạm vi, chức năng hoạt động của doanh nghiệp. Nên ngay từ đầu, doanh nghiệp cần nắm rõ các mã ngành liên quan đến ngành nghề cung ứng và quản lý nguồn lao động để đăng ký đầy đủ.

Tên ngành nghề kinh doanh

Mã ngành

Điều kiện về vốn

Hoạt động của các trung tâm, đại lý tư vấn, giới thiệu và môi giới lao động, việc làm (trừ hoạt động của các trung tâm giới thiệu việc làm)

7810

Ký quỹ 300 triệu đồng

Cung ứng lao động tạm thời.

Chi tiết: Cho thuê lại lao động

7820

Vốn pháp định là 2 tỷ đồng

Cung ứng và quản lý nguồn lao động.

Chi tiết: Cung ứng, quản lý nguồn lao động trong nước

7830

Vốn pháp định tối thiểu 2 tỷ đồng

Cung ứng và quản lý nguồn lao động

Chi tiết: Cung ứng, quản lý nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài

7830

Vốn pháp định tối thiểu  5 tỷ đồng

Nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận.

7320

 

Hoạt động tư vấn quản lý.

Chi tiết: Tư vấn quản lý doanh nghiệp (không tư vấn tài chính, kế toán, pháp lý)

7020

 

Quảng cáo

7310

 

Cổng thông tin.

Chi tiết: Thiết lập cổng thông tin điện tử tổng hợp

6312

 

Xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan

6311

 

Dịch vụ thông tin khác chưa được phân vào đâu

6399

 

Thủ tục thành lập công ty cung ứng nguồn nhân lực

Để thành lập công ty cung ứng nhân lực, bạn cần thực hiện 2 bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty cung ứng nhân lực

Thành phần hồ sơ thành lập công ty cung ứng nhân lực gồm có:

Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty cung ứng nhân lực

Điều lệ công ty cung ứng nhân lực

Danh sách thành viên nếu đăng ký công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc danh sách cổ đông sáng lập nếu đăng ký công ty cổ phần.

Bản sao chứng thực CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật.

Bản sao chứng thực CMND/CCCD/hộ chiếu của các thành viên/cổ đông góp vốn là cá nhân.

Bản sao chứng thực Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của thành viên, cổ đông góp vốn là tổ chức.

Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp của tổ chức và bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền.

Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu người đại diện pháp luật không trực tiếp thực hiện).

Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của người được ủy quyền nộp hồ sơ.

Bước 2: Nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Sở Kế hoạch và Đầu tư (Sở KHĐT)

Hình thức nộp hồ sơ: Doanh nghiệp nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp cung ứng nhân lực trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KHĐT tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc nộp online trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong vòng 3 – 5 ngày làm việc kể từ nộp hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty cung ứng nhân lực

Bước 3: Đăng bố cáo trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Doanh nghiệp phải đăng thông báo công khai về nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Nộp lệ phí đăng công bố: 100.000 đồng/lần.

Bước 4: Hoàn thiện các thủ tục sau thành lập công ty

Sau khi hoàn tất thủ tục thành lập doanh nghiệp, công ty cung ứng nhân lực phải làm ngay những việc sau:

Khắc con dấu công ty.

Làm biển hiệu công ty và treo tại trụ sở chính.

Mua chữ ký số điện tử, đăng ký tài khoản thuế điện tử.

Mở tài khoản ngân hàng cho công ty và thông báo STK với cơ quan thuế.

Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu.

Góp đủ số vốn điều lệ đã đăng ký trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp Đăng ký kinh doanh.

Làm thủ tục xin Giấy phép cho thuê lại lao động để được kinh doanh dịch vụ cung ứng nhân lực

Đăng ký bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động (đây là bước xin giấy phép con cho ngành nghề có điều kiện)

Việc xin cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động tại Việt Nam đòi hỏi tuân thủ các quy định pháp luật và hoàn tất một số thủ tục cụ thể. Dưới đây là các bước chính để thực hiện việc xin cấp giấy phép này:

1. Điều kiện cấp giấy phép

Trước khi tiến hành thủ tục xin giấy phép, doanh nghiệp cần đảm bảo đáp ứng các điều kiện sau:

Đã thành lập và hoạt động hợp pháp: Theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Đã ký quỹ: Một khoản tiền tại ngân hàng để đảm bảo nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp.

Người đứng đầu doanh nghiệp: Có kinh nghiệm ít nhất 3 năm trong lĩnh vực cho thuê lại lao động.

2. Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép

Hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động bao gồm:

Đơn đề nghị cấp giấy phép: Theo mẫu do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Hoặc giấy tờ tương đương.

Giấy tờ chứng minh điều kiện về vốn: Bao gồm bản sao biên lai nộp tiền ký quỹ tại ngân hàng.

Bản lý lịch tự thuật của người đứng đầu doanh nghiệp: Có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.

Văn bản chứng minh kinh nghiệm: Của người đứng đầu doanh nghiệp.

Các tài liệu khác: Theo yêu cầu của cơ quan cấp phép.

3. Nộp hồ sơ và xử lý

Nộp hồ sơ: Tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan sẽ thông báo để doanh nghiệp bổ sung hoặc chỉnh sửa.

4. Thẩm định và cấp giấy phép

Thẩm định hồ sơ: Cơ quan chức năng sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Cấp giấy phép: Nếu hồ sơ đạt yêu cầu, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động cho doanh nghiệp. Giấy phép này có thời hạn 60 tháng và có thể được gia hạn.

5. Hoạt động sau khi được cấp phép

Báo cáo định kỳ: Doanh nghiệp phải báo cáo định kỳ về tình hình hoạt động cho thuê lại lao động cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

Tuân thủ các quy định pháp luật: Doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định liên quan đến lao động, bảo hiểm xã hội, và các nghĩa vụ khác đối với người lao động thuê lại.

Lưu ý quan trọng

Ký quỹ: Khoản tiền ký quỹ hiện tại được quy định là 2 tỷ đồng.

Hồ sơ cần công chứng: Một số giấy tờ trong hồ sơ cần được công chứng hoặc chứng thực theo quy định.

Thực hiện đúng và đầy đủ các bước trên sẽ giúp doanh nghiệp hoàn thành thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động một cách hợp pháp và nhanh chóng.

Một số câu hỏi thường gặp khi thành lập công ty cung ứng lao động

Dịch vụ cung ứng lao động là gì?

Dịch vụ cung ứng lao động hay dịch vụ cho thuê lại lao động là việc một doanh nghiệp ký hợp đồng với người lao động nhưng không trực tiếp sử dụng những lao động đó, mà cho cá nhân hoặc doanh nghiệp khác thuê lại theo thời hạn nhất định.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ cung ứng lao động là gì?

Nếu muốn kinh doanh dịch vụ cung ứng lao động thì phải đáp ứng 2 điều kiện sau:

Phải thành lập công ty và phải đăng ký ngành nghề cung ứng lao động.

Có Giấy phép cho thuê lại lao động.

Hồ sơ thành lập công ty cung ứng lao động gồm những gì?

Thành phần hồ sơ gồm có:

Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty cung ứng lao động.

Điều lệ công ty cung ứng lao động.

Danh sách thành viên hoặc danh sách cổ đông sáng lập.

Bản sao chứng thực giấy tờ pháp lý của người đại diện theo pháp luật, các thành viên, cổ đông góp vốn thành lập công ty.

Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu có).

Điều kiện để được cấp Giấy phép cho thuê lại lao động là gì?

Để được cấp Giấy phép cho thuê lại lao động, doanh nghiệp cần đáp ứng 2 điều kiện sau:

Một là, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động phải là người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, không có án tích, có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.

Hai là, doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 2 tỷ đồng tại ngân hàng thương mại/chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

Giấy phép cung ứng lao động
Giấy phép cung ứng lao động

Nộp hồ sơ thành lập công ty cung ứng lao động ở đâu?

Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty cung ứng lao động trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KHĐT tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc nộp online trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Nộp hồ sơ xin Giấy phép cho thuê lại lao động ở đâu?

Doanh nghiệp nộp hồ sơ xin giấy phép cho thuê lại lao động tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để đề nghị cấp giấy phép.

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy phép cho thuê lại lao động?

Dựa trên hồ sơ hợp lệ do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trình lên, Chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét cấp Giấy phép cho thuê lại lao động cho doanh nghiệp.

Trên đây là toàn bộ nội dung chia sẻ chi tiết về Thủ tục thành lập công ty cung ứng nguồn nhân lực. Hy vọng những chia sẻ trên đây có thể giúp Quý khách thực hiện được thủ tục một cách dễ dàng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ dịch vụ nhanh chóng nhất nhé!

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo