Thành lập công ty điện mặt trời

Rate this post

Thành lập công ty điện mặt trời đang trở thành xu hướng phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh nhu cầu về năng lượng sạch và bền vững ngày càng tăng. Với tình trạng tài nguyên nhiên liệu hóa thạch ngày càng cạn kiệt và ảnh hưởng tiêu cực từ biến đổi khí hậu, điện mặt trời được xem là giải pháp tối ưu để đáp ứng nhu cầu năng lượng mà không gây tổn hại đến môi trường. Không chỉ mang lại lợi ích kinh tế thông qua việc giảm chi phí năng lượng, ngành này còn tạo ra những giá trị xã hội to lớn, từ việc giảm lượng khí thải carbon đến việc tạo thêm việc làm cho lao động địa phương. Việt Nam, với lợi thế nằm trong khu vực có cường độ bức xạ mặt trời cao, đang được đánh giá là một trong những thị trường tiềm năng nhất cho phát triển năng lượng mặt trời. Việc thành lập một công ty điện mặt trời không chỉ đòi hỏi sự hiểu biết về kỹ thuật và công nghệ mà còn cần sự chuẩn bị kỹ lưỡng về pháp lý, tài chính và chiến lược kinh doanh. Đây không chỉ là cơ hội để các nhà đầu tư khai thác nguồn năng lượng tái tạo, mà còn là trách nhiệm góp phần vào công cuộc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững quốc gia.

Những điều cần lưu ý khi thành lập công ty điện mặt trời
Những điều cần lưu ý khi thành lập công ty điện mặt trời

Kinh doanh điện mặt trời có cần giấy phép không?

Có hai loại mô hình kinh doanh hệ thống điện năng lượng mặt trời phổ biến tại Việt Nam: mô hình hộ gia đình và mô hình công ty (công ty điện lực). Vậy mô hình nào cần có giấy phép kinh doanh, mô hình nào không cần có giấy phép kinh doanh?

Mô hình kinh doanh điện mặt trời không cần xin giấy phép

Theo quy định từ Điều 79 đến Điều 94 tại Chương VIII về Hộ kinh doanh và đăng ký hộ kinh doanh cùng với Nghị định 01/2021/NĐ-CP, pháp luật không có quy định bắt buộc phải xin giấy phép kinh doanh điện mặt trời đối với hộ gia đình có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống.

Ngoài ra, theo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg và Thông tư số 18/2020/TT-BCT thì không có quy định việc phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh trong quá trình đăng ký, ký hợp đồng mua bán điện, khi lắp và bán điện mặt trời.

Như vậy, chỉ khi hộ kinh doanh phát sinh thu nhập từ kinh doanh trên 100 triệu đồng/năm thì mới phải xin cấp giấy phép kinh doanh điện mặt trời.

Thủ tục thành lập công ty điện mặt trời

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ

Hồ sơ thành lập công ty điện mặt trời

Tùy thuộc vào loại hình công ty khách hàng mong muốn thành lập: công ty TNHH; công ty cổ phần; hoặc loại hình doanh nghiệp khác; Luật Gia Minh sẽ soạn thảo hồ sơ tương ứng, thông thường hồ sơ thành lập công ty gồm các tài liệu sau:

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;

Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên; hoặc danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân.

Thứ nhất: Đối với cá nhân: Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân còn hiệu lực.

Thứ hai: Đối với tổ chức: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức; và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức.

Văn bản uỷ quyền cho người đại diện phần vốn nếu là tổ chức góp vốn vào thành lập công ty.

Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ như trên. Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ; đại diện công ty nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký Kinh doanh – Sở kế hoạch và Đầu tư; nơi công ty đặt trụ sở chính.

Mã ngành nghề kinh doanh điện mặt trời

STTMÃ NGÀNHCHI TIẾT NGÀNH NGHỀ
14321Lắp đặt hệ thống điện
24659

Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác

Chi tiết: Bán buôn máy móc, thiết bị điện, vật liệu điện (máy phát điện, động cơ điện, dây điện và thiết bị khác dùng trong mạch điện).

33320

Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp

Chi tiết: Lắp đặt thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời

44299Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác
53511Chi tiết: Sản xuất điện mặt trời

 

Bước 2: Nhận giấy phép kinh doanh

Sau 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

 Trường hợp hồ sơ không hợp lệ. Phòng Đăng Ký kinh doanh sẽ có văn bản thông báo nội dung cần sửa đổi bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Sau khi nhận giấy phép, Gia Minh sẽ gửi cho khách hàng và tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện một số thủ tục sau khi thành lập công ty.

Tham khảo:

Thủ tục thành lập công ty điện mặt trời.

Thành lập công ty sản xuất pin năng lượng mặt trời

Bước 3. Tiến hành khắc dấu doanh nghiệp

Doanh nghiệp mang bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đến cơ quan chức năng khắc dấu để làm con dấu pháp nhân. Sau khi tiến hành khắc dấu công ty, doanh nghiệp gửi thông báo mẫu dấu về phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư; hoặc nộp thông báo mẫu dấu qua mạng điện tử. 

Đối với việc thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp, kèm theo thông báo phải có Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên; Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên; của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về nội dung, hình thức và số lượng con dấu.

Tham khảo: Bảng giá dấu tròn công ty

Sau khi nhận được thông báo về mẫu con dấu, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận và thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; và cấp thông báo cho doanh nghiệp.

Dấu pháp nhân sẽ chuyển cho cơ quan công an tỉnh; thành phố để tiến hành kiểm tra đăng ký và trả con dấu cho doanh nghiệp.

Khi đến nhận con dấu, đại diện doanh nghiệp mang theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản gốc) và xuất trình CMND.

Bước 4: Thực hiện những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp

Công bố nội dung thành lập doanh nghiệp

Mua chữ ký số, phát hành hóa đơn điện tử

Thực hiện góp vốn

Mở tài khoản ngân hàng

Tiến hành khai thuế và nộp thuế ban đầu…

Tham khảo:

Dịch vụ làm hồ sơ khai thuế ban đầu 

Thủ tục mở tài khoản ngân hàng cho công ty mới thành lập

Chi phí thành lập công ty điện mặt trời

Bảng giá thành lập công ty điện mặt trời
Bảng giá thành lập công ty điện mặt trời

Thành lập công ty điện mặt trời không chỉ là cơ hội đầu tư hấp dẫn mà còn là hành động thiết thực để thúc đẩy xu hướng phát triển bền vững toàn cầu. Trong bối cảnh thế giới đang dần chuyển mình hướng đến các nguồn năng lượng tái tạo, việc lựa chọn đầu tư vào lĩnh vực này thể hiện tầm nhìn chiến lược và tinh thần trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội và môi trường. Mặc dù hành trình khởi đầu có thể gặp nhiều thách thức, từ thủ tục pháp lý đến việc vận hành và duy trì hiệu quả hệ thống, nhưng giá trị dài hạn mà nó mang lại là không thể phủ nhận. Việt Nam hiện đang tạo nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư vào năng lượng sạch, điều này càng củng cố thêm cơ hội cho các doanh nghiệp dấn thân vào lĩnh vực này. Với sự quyết tâm, kiến thức và nguồn lực phù hợp, việc thành lập một công ty điện mặt trời không chỉ góp phần phát triển kinh tế mà còn xây dựng một tương lai xanh, sạch và bền vững cho các thế hệ sau.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thành lập công ty sản xuất năng lượng sạch

Thành lập công ty sản xuất năng lượng sạch

Thành lập công ty sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời

Thành lập công ty sản xuất giày dép

Thành lập công ty sản xuất bột ngũ cốc

Thành lập công ty chế biến lâm sản

Thành lập công ty chế biến thực phẩm

Các bước thành lập công ty sản xuất cà phê

Thủ tục thành lập công ty xuất khẩu nông sản

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH  

Hồ sơ thành lập công ty điện mặt trời
Hồ sơ thành lập công ty điện mặt trời

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111 

Zalo: 085 3388 126 

Gmail: dvgiaminh@gmail.com 

Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com

Bản quyền 2024 thuộc về giayphepgm.com
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo
Chuyển đến thanh công cụ