Mở cửa hàng làm nail
Mở cửa hàng làm nail
Mở cửa hàng nail cần chuẩn bị những gì?
Xác định khách hàng mục tiêu
Khi bắt đầu kinh doanh bất kỳ sản phẩm, ngành nghề nào thì việc xác định khách hàng mục tiêu là vô cùng quan trọng. Phần lớn, nhiều người khi mới bắt đầu mở tiệm nail thường lựa chọn khách hàng một cách khá cảm tính. Ở đây, các bạn cần phải xác định đối tượng khách hàng mà mình hướng tới là ai? Họ có đặc điểm, sở thích gì? Lưu ý gì? Phân khúc giá bạn định vị cho cửa hàng mình ở mức nào?
Bên cạnh đó, việc xác định khách hàng mục tiêu cũng sẽ là bước đệm quan trọng để bạn lựa chọn mặt bằng kinh doanh cửa hàng và phong cách trang trí hay lựa chọn nội thất, cơ sở vật chất.
Nail được xem là lĩnh vực làm đẹp có tính thẩm mỹ cao và khách hàng mục tiêu sẽ là các chị em phụ nữ trong độ tuổi từ 18-60 tuổi. Đặc biệt, phân khúc độ tuổi từ 22-45, tự chủ về kinh tế, thích làm đẹp và làm mới bản thân là nhóm khách hàng mục tiêu quan trọng.
Do đó, nếu các bạn mở tiệm nail ở khu vực đông người, đi lại thuận tiện nhưng tập trung nhiều nam giới như công trình xây dựng, công ty dầu, cơ khí,… thì kinh doanh sẽ khá khó khăn.
Đồng thời lĩnh vực kinh doanh này đòi hỏi sự cầu kỳ, tỉ mỉ. Khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ này sẽ là những người ít phải làm việc nặng. Thêm nữa, đối với một số ngành nghề đặc thù yêu cầu đôi tay cần phải cắt tỉa gọn gàng sạch sẽ như bác sĩ, y tá, đầu bếp,… cũng không phải là đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn hướng đến.
Kiến thức, kinh nghiệm, tay nghề
Tiếp theo, một yếu tố không thể thiếu để bạn bắt đầu kinh doanh tiệm nail và quyết định có thành công hay không chính là kiến thức, kinh nghiệm và tay nghề làm nail. Do đó, việc học làm nail cũng cần được đào tạo bài bản, các bạn cần trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng và sau này có thể truyền đạt lại cho nhân viên của mình.
Đồng thời, bạn cần phải có kinh nghiệm thực tế đã đi làm tại các tiệm Nail trước đó. Điều này càng giúp bạn hiểu rõ về hoạt động của một tiệm nail cùng như trau dồi tay nghề của mình.
Giấy phép kinh doanh tiệm nail
Cuối cùng, để mở cửa hàng nail thì các bận cũng cần chuẩn bị giấy phép kinh doanh và một số giấy tờ khác liên quan khác như: giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa học nail cơ bản hay nâng cao hoặc chứng chỉ hành nghề nail được cấp tại các trung tâm uy tín.
Nếu bạn không phải là người làm việc trực tiếp thì cần chứng minh được nhân viên hay một người nào đó cung cấp dịch vụ cho khách hàng là những người đã có chuyên môn và chứng chỉ hành nghề.
Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).
Vốn đầu tư mở tiệm nail
Để mở tiệm nail, bạn cần có vốn đầu tư ban đầu để mua đồ dùng, trang thiết bị, thuê mặt bằng, và chi phí khác như quảng cáo, tiền lương cho nhân viên, và chi phí vận hành. Tùy vào khu vực và quy mô tiệm nail mà số tiền này có thể dao động từ vài nghìn đô la đến hàng trăm nghìn đô la.
Chi phí đầu tư để mở một tiệm nail có thể dao động tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm khu vực địa lý, quy mô kinh doanh, vị trí và thiết kế của tiệm. Một số chi phí đầu tư chính để mở một tiệm nail cơ bản bạn cần biết như Thuê/mua mặt bằng, Thiết bị và dụng cụ, Thiết kế nội thất, Quảng cáo và tiếp thị, Lương nhân viên… và khá nhiều chi phí phát sinh.
Vật liệu và sản phẩm của tiệm nail
Các vật liệu và sản phẩm cần thiết cho một tiệm nail cơ bản bao gồm: Sơn móng tay, Sơn móng chân, Bột cát, Sơn gel, Dụng cụ làm móng, Dầu dưỡng móng, Kem dưỡng da và Phụ kiện… Các sản phẩm và vật liệu trên còn có thể được bổ sung bởi các dịch vụ khác như làm thêm móng giả, ép cọng tóc, làm nối mi, v.v. Tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng cung cấp của tiệm nail.
Vật liệu và sản phẩm của tiệm nail cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
An toàn: Vật liệu và sản phẩm sử dụng trong tiệm nail phải đảm bảo an toàn cho sức khỏe của khách hàng và nhân viên. Ví dụ như sơn móng tay phải không chứa các hóa chất độc hại, các dụng cụ làm móng phải được khử trùng để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Chất lượng: Đảm bảo chất lượng cao, từ sơn móng tay đến các dụng cụ làm móng. Điều này sẽ giúp tiệm nail thu hút được nhiều khách hàng và tạo được uy tín trong ngành nghề.
Đa dạng: Tiệm nail cần phải cung cấp đa dạng sản phẩm và vật liệu để đáp ứng nhu cầu và sở thích của khách hàng. Nếu chỉ cung cấp một số lượng sản phẩm và vật liệu hạn chế, khách hàng có thể sẽ không hài lòng và không quay lại tiệm.
Hiệu quả: Đảm bảo hiệu quả, giúp cho quá trình làm móng nhanh chóng và dễ dàng hơn. Ví dụ như sơn móng tay và móng chân nhanh khô, dụng cụ làm móng chính xác và dễ sử dụng.
Giá cả hợp lý: Vật liệu và sản phẩm trong tiệm nail nên có giá cả phù hợp với chất lượng và thị hiếu của khách hàng. Nếu giá cả quá cao, khách hàng có thể sẽ không muốn sử dụng tiệm, còn nếu giá quá rẻ, tiệm nail có thể mất đi lợi thế cạnh tranh vì không thể đảm bảo chất lượng.
Kinh nghiệm mở tiệm nail. Những chi phí cần có để mở một tiệm nail nhỏ
Đối tượng khách hàng mục tiêu
Đa số các khách hàng của tiệm làm nail là các chị em phụ nữ, là những người có nhu cầu cao về làm đẹp. Tuy nhiên, bạn vẫn cần xác định khách hàng mục tiêu của tiệm trước khi bước vào kinh doanh, để xây dựng phong cách cho quán. Việc xác định khách hàng mục tiêu cũng giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí trong việc lựa chọn mặt bằng, cơ sở vật chất. Bạn có thể xác định khách hàng mục tiêu dựa trên: độ tuổi, mức thu nhập,…
Mặt bằng
Đây là một yếu tố quan trọng trong việc quyết định sự hiệu quả kinh doanh của cửa hàng. Vì vậy, các cửa tiệm nên được đặt ở những khu đông đúc dân cư, khu chợ,…có thể trong ngõ nhưng phải dễ tìm và dễ nhìn. Tuy nhiên, tránh mở ở vị trí mặt tiền các đường lớn, vì chi phí mặt bằng sẽ khá cao ảnh hưởng đến lợi nhuận của bạn.
Lưu ý: nếu bạn có thể mở một tiệm nail ở ngay nhà bạn, thì có thể sẽ tiết kiệm chi phí trong khoảng thuê mặt bằng.
Chi phí mở một tiệm nail nhỏ
Vậy tổng chi phí mở tiệm nail nhỏ, sẽ dao động vào khoảng 95-180 triệu đồng cho sự đầu tư ban đầu. Ngoài ra, bạn phải dự trù thêm vào vốn mở tiệm nail nhỏ kinh phí khoảng 15-30 triệu cho mỗi tháng, để duy trì hoạt động của cửa tiệm nail.
Chi phí cố định:
Nội dung Chi phí Ghi chú
Biển hiệu
Phải thể hiện đầy đủ các thông tin bao gồm: thương hiệu, logo, dịch vụ, hình ảnh dịch vụ, địa chỉ, phương thức liên lạc…
6-14 triệu đồng (chiếm khoảng 8-12%)
Số tiền chi cho khoản này không nên quá nhiều.
Tiền thuê mặt bằng Mặt bằng >20m2 ở vị trí đẹp từ 20-30 triệu đồng/tháng
Ở trong ngõ, có thể thông nhau và ô tô có thể đi lại được
khoảng 15 triệu đổ xuống
Cơ sở vật chất
Những trang thiết bị thắp sáng, trang trí, nội thất, quầy thu ngân,…
30 -50 triệu đồng
Tùy thuộc vào mô hình quán nail lớn hay nhỏ để sắm cơ sở vật chất khác nhau.
Trang thiết bị đồ dùng làm nail Dụng cụ làm nail, đồ sơn móng, ghế và laval làm nail, tủ kệ để đồ làm nail,… 70-80 triệu đồng
Dụng cụ cũng tùy thuộc loại mô hình kinh doanh để chi mua những dụng cụ đắt tiền đến vừa phải chi phí.
Chi phí không cố định:
Nội dung Chi phí Ghi chú
Chi phí dự phòng Cần dự trù một số khoản phí khác như: internet, điện, nước, rác, camera… 8-12triệu đồng/tháng Tùy vào nhu cầu sử dụng mỗi tháng sẽ khác nhau.
Lương nhân viên Một tiệm nail nhỏ nên tuyển dần theo số lượng khách để giảm chi phí trả lương.
Chọn người học việc để làm những công việc phụ, và những người có tay nghề để làm những phần chính và công việc tốt nhất.
5-10triệu/nhân viên Đối với nhân viên cứng có tay nghề: sẽ có mức lương 5 – 10 triệu.
Nhân viên học việc trong quán nail: 3 – 5 triệu
Nhân viên part – time: 1,5 – 2 triệu
Marketing Chi phí cho việc quảng bá thương hiệu tiệm nail cũng cần chi một khoản kha khá. Vì nó giúp tiệm nail của bạn được biết đến nhiều hơn. 5 – 30 triệu Chi phí này có thể chi cho nhiều đợt. thông thường sẽ là các dịp khai trương, lễ lớn.
Thủ tục mở cửa hàng làm nail – Hướng dẫn xin giấy phép đăng ký kinh doanh
Đăng ký kinh doanh khi mở cửa hàng nail là việc cần tiến hành ngay từ đầu, trước khi chính thức đi vào hoạt động kinh doanh. Cụ thể, trong trường hợp này, bạn có thể áp dụng phương thức đăng ký hộ kinh doanh hộ cá thể. Đây là cách mở cửa hàng đơn giản, dễ thực hiện nhất hiện nay. Để đăng ký kinh doanh, bạn cần chuẩn bị hồ sơ như sau:
Chứng minh thư nhân dân bản sao có công chứng của chủ hộ kinh doanh, chủ cửa hàng.
Hợp đồng thuê cửa hàng hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Giấy đề nghị được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Nội dung trình bày cụ thể:
Thông tin chủ cửa hàng: Bạn cần chuẩn bị đủ tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân, ngày cấp của chủ cửa hàng để ghi vào hồ sơ đăng ký kinh doanh.
Tên cửa hàng: Khi mở cửa hàng làm nail, bạn phải đặt tên cho cửa hàng. Vì tên cửa hàng có những quy định riêng cần tuân thủ, dó đó bạn cần hết sức lưu ý: Tên cửa hàng không được sử dụng các từ ngữ, ký hiệu thiếu văn hóa, trái thuần phong mỹ tục. Tên cửa hàng phải có cấu trúc đầy đủ, gồm cả loại hình và tên riêng. Đặc biệt, tên cửa hàng không được trùng lặp hay giống với cửa hàng đã đăng ký kinh doanh trước đó trong phạm vi cấp huyện. Để tránh trùng lặp, bạn có thể dùng tên tiếng anh, hay tên viết tắt khi đăng ký kinh doanh.
Thông tin về số vốn và địa chỉ cửa hàng: Ngoài ra, bạn phải chuẩn bị thông tin về địa chỉ cửa hàng cũng như số vốn kinh doanh. Cần ghi rõ địa chỉ, địa chỉ phải xác định, chính xác, không sử dụng địa chỉ giả.
Ngành nghề kinh doanh: Giống với tên cửa hàng, thì khi đăng ký kinh doanh bạn cần đáp ứng đủ những yêu cầu về ngành nghề. Cụ thể, để mở cửa hàng nail, bạn phải đăng ký ngành nghề liên quan, phù hợp với mục tiêu, mục đích kinh doanh như vậy mới có thể kinh doanh. Nếu không tuân thủ yêu cầu, không đăng ký ngành nghề phù hợp, cửa hàng sẽ không được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh.
Hồ sơ sau khi hoàn tất thì phải nộp lên Phòng kinh tế trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp quận/ huyện/ thành phố, nơi đặt địa chỉ cửa hàng. Thông thường, bạn sẽ được cấp giấy phép sau khoảng 5 ngày nếu hồ sơ hợp lệ.
Lập kế hoạch kinh doanh cụ thể
Nghiên cứu kỹ các chi tiết và xây dựng mục tiêu cụ thể cho các ý tưởng kinh doanh là bước đầu tiên bạn cần thực hiện. Kế tiếp là nắm rõ điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ là gì, họ chưa tối ưu được những gì để nhanh chóng lấp những khoảng trống đó bằng dịch vụ của bạn, rồi cung cấp đến khách hàng.
Để các kế hoạch kinh doanh gặt hái được thành quả tốt nhất, bạn nên lên kế hoạch quản lý nhân sự, tài chính, thực hiện các chiến lược marketing, chăm sóc khách trước – trong – sau khi trải nghiệm dịch vụ. Bạn cũng nên nghiên cứu các công cụ có thể giúp bạn tối ưu các công việc trên để tiết kiệm thời gian.
Những Kinh Nghiệm Khi Mở Tiệm Nail
Dự trù chi phí mở tiệm nail
Khi quyết định mở tiệm nail, bạn cần dự trù kinh phí thật kỹ càng để không gặp phải tình trạng thiếu hụt hoặc phát sinh quá nhiều. Thông thường để mở một nail salon, bạn cần chuẩn bị ít nhất 150- 300 triệu đồng để chọn mặt bằng và chi trả các chi phí về dụng cụ và thiết bị như: Biển bảng, Card Visit, Menu, Tủ đựng đồ Nail, Bàn, Ghế ngồi làm Nail, Sơn gel, máy móc,….
Lựa chọn địa điểm kinh doanh
Lựa chọn mặt bằng để mở tiệm nail vô cùng quan trọng, ảnh hưởng nhất định đến sự thành công của tiệm nail.
Để tiệm nail hoạt động hiệu quả thì nên tìm mặt bằng gần khu dân cư, gần chợ…, trong ngõ nhưng dễ nhìn và dễ tìm, tránh những mặt đường lớn, chi phí cao, ít khách, không thuận tiện cho tiệm nail. Ngoài ra, mặt tiền tiệm không cần quá rộng, dựa vào mục tiêu kinh doanh của bạn, khi mở rộng có thể đảm bảo không gian cho 4-5 nhân sự làm việc cùng lúc là phù hợp.
Để cân đối hợp lý ngân sách thì chi phí cho địa điểm chỉ nên chiếm khoảng 10-14% tổng số vốn (8-15 triệu đồng/tháng).
Tuyển chọn nhân viên có tay nghề
Để tiệm nail phát triển lớn mạnh và ổn định qua từng năm thì phải có những người thợ giỏi, có tay nghề cao. Vì thế khi tuyển dụng nhân viên, bạn nên tìm kiếm những người thợ có nhiều năm kinh nghiệm và tay nghề cao cho mình. Đối với những người thợ này, bạn phải chi trả mức lương hợp lý để níu họ ở lại với cửa hàng của mình