Mở tiệm nail có đóng thuế không?
Mở tiệm nail có đóng thuế không?
Mở tiệm nail có đóng thuế không?
Thuế là nghĩa vụ và bổn phận của công dân sinh sống ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Khi kinh doanh bất cứ gì cũng vậy, chúng ta cần phải tìm hiểu và và ý thức về luật pháp có liên quan đến thuế và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước.
Vì vậy, với câu hỏi “mở tiệm nail có đóng thuế không?” thì câu trả lời chắc chắn là có. Bạn cần phải đóng rất nhiều loại thuế suất trong suốt quá trình từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc việc kinh doanh của mình. Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu các loại thuế cần phải đóng khi mở tiệm nail bạn nhé!
Một số vấn đề pháp lý cần lưu ý khi kinh doanh tiệm nail
Sau khi đã nghiên cứu mở tiệm nail có đóng thuế không, bạn cần lưu ý một số điểm nữa, nhằm đảm bảo quá trình hoạt động diễn ra trơn tru, không vướng rắc rối pháp lý:
Đăng ký kinh doanh là nhiệm vụ đầu tiên: Trước khi tính đến chuyện đóng thuế, bạn phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh. Thủ tục này không mất nhiều thời gian, bạn cần nộp bản sao giấy tờ chứng minh nhân thân, hợp đồng thuê mặt bằng liên quan đến cơ sở kinh doanh, giấy đề nghị đăng ký kinh doanh,…
Lưu ý về các loại báo cáo thuế: Tiệm nail phải lưu ý về một số loại báo cáo thuế như báo cáo thuế VAT, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, báo cáo thuế thu nhập cá nhân,… Đây là những báo cáo thuế định kỳ, được lập theo tháng/quý hoặc năm.
Đảm bảo nộp thuế đúng thời hạn: Thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp chậm nhất là ngày 30 của tháng sau khi kết thúc quý. Còn với thuế thu nhập cá nhân thì có thể theo tháng/quý, muộn nhất là ngày cuối 20 của tháng tiếp theo.
Tìm hiểu thủ tục gia hạn nộp thuế: Trong trường hợp không thể nộp đúng hạn, bạn phải gia hạn thời gian nộp thuế theo quy định luật pháp, tránh bị cơ quan quản lý phạt.
Các loại thuế cần đóng khi mở tiệm nail
Sau khi giải đáp được thắc mắc mở tiệm nail có đóng thuế không, vấn đề tiếp theo được rất nhiều chủ tiệm nail quan tâm chính là các loại thuế cần đóng là gì. Tùy theo từng quy mô cụ thể của cửa tiệm, những loại thuế bạn cần đóng sẽ có sự khác nhau. Dưới đây là một số những loại thuế điển hình bạn cần biết.
Thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân là một trong những loại thuế rất phổ biến hiện nay và được nhiều chủ thể biết đến. Loại thuế này sẽ được áp dụng cho những chủ thể có mức thu nhập hơn 10.000.000đ mỗi tháng. Mức thu nhập sẽ được hiểu là khoản tiền bạn có được sau khi trừ đi những chi phí khác nhằm vận hành cho cửa tiệm nail có quy mô nhỏ của mình.
Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).
Ở giai đoạn đầu khi mới thành lập và đưa cửa tiệm vào hoạt động, bạn sẽ không cần phải lo lắng về khoản thuế này. Việc quyết định có cần nộp thuế hay không sẽ dựa trên kê khai thu nhập mà bạn thực hiện. Bên cạnh đó, nếu bạn có người phụ thuộc, bạn sẽ được khấu trừ trước khi tính thuế thu nhập cá nhân.
Thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc thuế hộ kinh doanh thương mại
Tùy vào mô hình cũng như quy mô hình kinh doanh của cửa tiệm nail, bạn sẽ phải nộp một khoản thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc thuế hộ kinh doanh tương ứng. Đây là hai loại thuế trực thu và được áp dụng bắt buộc đối với những chủ thể có hoạt động kinh doanh nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Đây là loại thuế bắt buộc mà bạn cần biết nếu vẫn thắc mắc mở tiệm nail có đóng thuế không.
Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp cụ thể như sau: sử dụng thu nhập chịu thuế nhân với thuế suất theo quy định của pháp luật. Trong đó, thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp sẽ bao gồm doanh thu của doanh nghiệp cộng với các nguồn lợi khác và trừ đi những khoản khấu trừ theo quy định pháp luật. Thuế suất sẽ được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm và áp dụng đồng đều cho mọi doanh nghiệp kinh doanh cùng một lĩnh vực.
Đối với thuế áp dụng cho hộ kinh doanh thương mại, cũng có công thức tính thuế tương tự như thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, tỷ suất tính thuế cũng như những chi phí được khấu trừ để tính thuế kinh doanh của hộ kinh doanh thương mại sẽ hoàn toàn khác và được quy định trong văn bản riêng. Thuế suất tính thuế thu nhập đối với hộ gia đình và cá nhân kinh doanh hiện nay là 5%.
Thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng là loại thuế cơ bản, được áp dụng cho hầu hết các mặt hàng, sản phẩm hay dịch vụ hiện nay. Đây cũng là loại thuế trực thu, được thu bắt buộc mà chủ tiệm nail phải đóng nếu vẫn thắc mắc mở tiệm nail có đóng thuế không.
Khi mở cửa tiệm nail, tiền thuế giá trị gia tăng sẽ được chia thành 02 nhóm. Bao gồm tiền thuế giá trị gia tăng áp dụng cho các mặt hàng và thuế giá trị gia tăng của hộ gia đình hay cá nhân kinh doanh thương mại.
Nhóm 1, thuế giá trị gia tăng áp dụng trong sử dụng các mặt hàng thiết yếu như điện, nước, mua sắm các vật dụng cần thiết cho công việc. Đối với mặt hàng điện và nước, bạn sẽ cần nộp thuế giá trị gia tăng theo từng tháng với thuế suất là 10% tổng giá trị hóa đơn. Đối với những vật dụng cần thiết khi làm nail như sơn, cọ,…, thuế giá trị gia tăng được khấu trừ trực tiếp vào hóa đơn mua hàng.
Nhóm 2, thuế giá trị gia tăng trong kinh doanh hộ gia đình hoặc cá nhân kinh doanh. Mức thuế này hiện nay được tính theo hệ số thuế suất là 2% giá trị tính thuế của hộ kinh doanh hoặc cá nhân kinh doanh. Số tiền nộp thuế sẽ được tính theo tháng, theo quý hoặc theo năm.
Lệ phí môn bài
Lệ phí môn bài hay còn được biết đến là khoản phí nhằm duy trì hiệu lực của giấy phép kinh doanh theo mỗi năm. Loại phí này sẽ là được áp dụng bắt buộc và là phí trực thu cho mọi đối tượng có giấy phép đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp doanh nghiệp ngừng kinh doanh, bạn sẽ không cần phải đóng loại phí này.
Các bước cần nhớ khi mở tiệm nail
Sau khi tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin mở tiệm nail có đóng thuế không, bước tiếp theo bạn cần làm chính là chuẩn bị các bước để mở tiệm nail cho bản thân. Nếu bạn vẫn đang loay hoay vì chưa có được những bước đi vững chắc, dưới đây chắc chắn là những thông tin cần thiết và bổ ích.
Chuẩn bị vốn
Trong hoạt động kinh doanh nói chung hay khi mở tiệm nail nói riêng, vốn được xem là một yếu tố, một nền tảng cơ bản rất quan trọng. Việc xác định số tiền vốn sẽ giúp bạn có thể quyết định được quy mô, hình thức và địa điểm kinh doanh.
Bên cạnh đó, số tiền vốn đang có cũng sẽ giúp bạn chuẩn bị và tính toán cho việc mua sắm những dụng cụ cần thiết cho công việc nail. Nhờ đó bạn sẽ chủ động hơn cho việc chuẩn bị các công việc cần thiết khác cho việc mở tiệm, đảm bảo cho sự vận hành ở giai đoạn đầu của tiệm.
Chọn mặt bằng
Chọn mặt bằng là một bước rất cần thiết cho việc mở tiệm nail. Địa điểm mở tiệm thích hợp đóng vai trò rất quan trọng vì sẽ giúp nàng có được lượng khách nhất định. Hầu hết những cửa tiệm nail thường được đặt trong khu dân cư, các khu vực đông đúc như chợ, ngay mặt tiền đường để có thể giúp khách hàng thuận tiện trong việc tìm kiếm
Ngoài ra, nếu có điều kiện, nàng có thể tận dụng mặt bằng ngay tại nhà của mình. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoản chi phí thuê mặt bằng nhất định, và tận dụng số tiền này cho những công việc, chuẩn bị khác cho cửa tiệm nail của mình.
Đăng ký kinh doanh
Thực hiện đăng ký kinh doanh là một việc làm rất cần thiết, là bước bắt buộc bạn cần thực hiện để giúp cửa tiệm nail được đi vào hoạt động. Đăng ký kinh doanh sẽ được thực hiện tại phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện thông qua những thủ tục rất đơn giản. Bạn cần kê khai chính xác mô hình hoạt động của cửa tiệm nail để có thể nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chính xác.
Trong trường hợp nàng lựa chọn mô hình kinh doanh nhỏ lẻ theo hình thức hộ gia đình hoặc cá nhân kinh doanh thương mại, bạn cũng cần kê khai cho cơ quan có thẩm quyền. Điều này là nhằm giúp cơ quan nhà nước quản lý tốt hơn các hoạt động kinh doanh, đảm bảo các quyền cơ bản cho hộ kinh doanh.
Mua trang thiết bị
Cửa tiệm nail sẽ không thể đi vào hoạt động nếu không được trang bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết nhằm phục vụ cho công việc. Mua trang thiết bị sẽ là bước rất quan trọng để giúp cửa hàng đi vào hoạt động hiệu quả. Công việc này đòi hỏi nàng phải rất chú trọng, tính toán kỹ lưỡng nhằm phù hợp với nguồn kinh phí mà mình đang có.
Một số những vật dụng, trang thiết bị cơ bản của cửa tiệm nail bao gồm sơn móng tay thường, sơn gel, bộ dụng cụ làm móng, đèn hơ tia UV, kệ để sơn,… Bên cạnh đó là hệ thống ghế ngồi cho khách hàng, những dụng cụ hỗ trợ làm móng chuyên dụng như nước ngâm mềm móng, nước tẩy sơn,… Bạn nên tìm kiếm những cơ sở uy tín chuyên cung cấp sỉ các dụng cụ, thiết bị cần thiết trong làm nail để tiết kiệm được chi phí và công sức di chuyển khi mua sắm.
Một trong những thắc mắc rất thường gặp của các bạn trẻ khởi nghiệp chính là mở tiệm nail có đóng thuế không. Câu trả lời dành cho bạn chính là có, với nhiều loại thuế khác nhau như thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp,… Mong rằng nàng đã có được những thông tin cần thiết và đạt được kết quả như mong muốn trong việc mở cho mình một cửa tiệm nail nhé!
Thủ tục đăng ký kinh doanh, xin giấy phép kinh doanh tiệm nail
Cụ thể, sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn các thủ tục đăng ký hộ kinh doanh hộ cá thể. Đây là thủ tục đơn giản, dễ thực hiện nhất hiện nay. Các giấy tờ bạn cần phải chuẩn bị khi nộp hồ sơ như sau:
Bản sao chứng minh thư nhân dân của chủ sở hữu doanh nghiệp có công chứng, xác nhận của địa phương.
Hợp đồng thuê mặt bằng, cửa hàng hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Giấy đề nghị được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, đăng ký hộ kinh doanh cá thể ghi đầy đủ thông tin của chủ sở hữu doanh nghiệp, tên, số vốn, địa chỉ cửa hàng, ngành nghề kinh doanh.
Đây là những thủ tục đầu tiên bạn phải làm để cửa tiệm nail được hoạt động theo đúng luật pháp và được Nhà nước bảo vệ. Bên cạnh đó, trong bài viết “mở tiệm nail có đóng thuế không?” này, chúng tôi cũng sẽ cho bạn thêm một số lưu ý khi muốn mở và kinh doanh tiệm nail.
Mở tiệm nail có cần giấy phép kinh doanh không? (Dựa trên Luật doanh nghiệp 2014)
Mở tiệm nail tùy thuộc vào quy mô cửa tiệm mà yêu cầu chủ phải đăng ký giấy phép kinh doanh. Bạn có thể liên hệ Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp quận huyện nơi bạn ở xác nhận lại trường hợp của cửa tiệm mình có bắt buộc phải đăng ký hay không.
Nghề nail được xếp vào ngành dịch vụ làm đẹp. Theo luật doanh nghiệp 2020, nghị định 78 về đăng ký doanh nghiệp quy định những trường hợp không bắt buộc đăng ký giấy phép kinh doanh như sau:
Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối
Những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương
Do đó, nếu như bạn mở những mẫu tiệm nail nhỏ xinh dưới 15 triệu thu nhập thấp (bảng giá làm nail bình dân và số lượng khách không nhiều) thì không cần phải tiến hành đăng ký giấy phép kinh doanh. Ngược lại, nếu như bạn kinh doanh quy mô lớn và chuyên nghiệp thì bắt buộc phải đăng ký.
Tuy nhiên, hiện nay tại các thành phố lớn dù bạn mở tiệm lớn hay nhỏ đều phải cần đăng ký kinh doanh. Theo đó, có hai ba loại hình 3 mà bạn có thể lựa chọn để đăng ký: Hộ kinh doanh, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn.
Chi phí đăng ký thành lập giấy phép cho cửa tiệm nail
Thủ tục đăng ký thành lập giấy phép cho tiệm làm móng đã được cải cách để trở nên đơn giản cho người dân. Bạn hoàn toàn có thể tự mình đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền.
Theo đó, đối với mỗi hồ sơ thành lập doanh nghiệp sẽ mất 100 nghìn đồng/lần. Trường hợp bạn thuê dịch vụ làm hồ sơ thì chi phí giao động từ 3-4 triệu đồng. Thời gian giải quyết hồ sơ nhanh chóng từ 5-7 ngày.
Lưu ý khi mở và kinh doanh tiệm nail
Những lưu ý khi muốn mở và kinh doanh tiệm nail
Chủ sở hữu doanh nghiệp phải đủ 18 tuổi trở lên và có đủ năng lực hành vi dân sự.
Chủ sở hữu doanh nghiệp phải là công dân Việt Nam. Nếu không, chủ cơ sở phải là cá nhân cư trú thường xuyên, có mặt từ 183 ngày trở lên trong 1 năm (dương lịch) hoặc có địa chỉ thường trú hoặc hợp đồng thuê nhà dài hạn ở Việt Nam.
Nếu bạn đăng ký hộ kinh doanh cá thể như thủ tục hướng dẫn trên, bạn chỉ được mở duy nhất một cửa hàng làm nail.
Nếu có ý định mở chuỗi tiệm nail, bạn cần thay đổi hình thức đăng ký kinh doanh của mình trở thành công ty theo Luật doanh nghiệp.