Điều kiện đăng ký kinh doanh thức ăn thủy sản
Điều kiện đăng ký kinh doanh thức ăn thủy sản
Cơ sở pháp lý
Luật Thủy sản 2017;
Luật Doanh nghiệp 2020;
Luật An toàn thực phẩm 2010;
Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản;
Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm 2010;
Thông tư 09/2016/TTBNNPTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y.
Thủ tục kinh doanh thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi
Thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản
Thành phần hồ sơ:
Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).
Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất (Mẫu số 11.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP);
Bản thuyết minh điều kiện cơ sở sản xuất (Mẫu số 12.NT ban hành kèm theo Phụ lục III Nghị định 26/2019/NĐ-CP).
Nơi nộp hồ sơ:
Tổng cục Thủy sản: đối với cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản có nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh: đối với cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản trên địa bàn, trừ các cơ sở sản xuất có nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nêu trên.
Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thực hiện kiểm tra điều kiện của cơ sở sản xuất và lập biên bản kiểm tra.
Nội dung kiểm tra như sau:
Kiểm tra hồ sơ đăng ký cấp, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản;
Kiểm tra thực tế về điều kiện cơ sở tại địa điểm sản xuất thức ăn thủy sản theo quy định tại mục “Thứ nhất” nêu trên.
Kiểm tra về việc thực hiện nghĩa vụ trong sản xuất thức ăn thủy sản theo Khoản 1 Điều 37 Luật Thủy sản 2017.
Trường hợp cơ sở không đáp ứng điều kiện, cơ sở thực hiện khắc phục, sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến cơ quan có thẩm quyền để tổ chức kiểm tra nội dung đã khắc phục.
Trường hợp kết quả kiểm tra điều kiện cơ sở đạt yêu cầu, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều kiện đăng ký kinh doanh thức ăn thủy sản
Thứ nhất, đối với cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản:
Địa điểm sản xuất nằm trong khu vực không bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại;
Khu sản xuất có tường, rào ngăn cách với bên ngoài;
Nhà xưởng, trang thiết bị phù hợp với từng loại sản phẩm; Cụ thể:
Có nhà xưởng kết cấu vững chắc, nền không đọng nước, liên thông và một chiều từ nguyên liệu đến thành phẩm; tường, trần, vách ngăn, cửa bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học; khu chứa trang thiết bị, nguyên liệu vật liệu, thành phẩm bảo đảm không nhiễm chéo lẫn nhau và bảo đảm theo yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, cung cấp;
Trang thiết bị tiếp xúc với nguyên liệu, thành phẩm bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học; thiết bị thu gom và xử lý chất thải không gây ô nhiễm môi trường khu vực sản xuất. Trường hợp cơ sở sản xuất sinh khối vi sinh vật để sản xuất chế phẩm sinh học, vi sinh vật phải có thiết bị tạo môi trường, lưu giữ và nuôi cấy vi sinh vật.
Có điều kiện phân tích chất lượng trong quá trình sản xuất, cụ thể: Có phòng thử nghiệm hoặc có thuê phòng thử nghiệm đủ năng lực để kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất.
Áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học, cụ thể: Phải xây dựng và áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học cho từng loại sản phẩm gồm các nội dung: nước phục vụ sản xuất; nguyên liệu, bao bì, thành phẩm; quá trình sản xuất; tái chế; lưu mẫu; kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh thiết bị; kiểm soát động vật gây hại; vệ sinh nhà xưởng, thu gom và xử lý chất thải.
Có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, sinh học, hóa học hoặc công nghệ thực phẩm.
Thứ hai, đối với cơ sở mua bán, nhập khẩu thức ăn thủy sản:
Nơi bày bán, nơi bảo quản cách biệt với thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, hóa chất độc hại;
Có thiết bị, dụng cụ để bảo quản thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nhà cung cấp.
Đối với cơ sở mua bán thức ăn chăn nuôi, thủy sản phải đảm bảo:
Nơi bày bán, kho chứa thức ăn chăn nuôi, thủy sản phải được tách biệt với thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, hóa chất độc hại khác;
Có thiết bị dụng cụ để bảo quản thức ăn chăn nuôi, thủy sản;
Có giải pháp phòng chống chuột, chim và động vật gây hại khác.
Thủ tục xin giấy phép kinh doanh thủy hải sản
Đối với thành lập công ty, cơ sở nuôi trồng thủy sản
Để thành lập công ty, cơ sở nuôi trồng thủy hải sản theo Luật doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP, công ty cần thực hiện thủ tục theo trình tự các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ thành lập công ty, cơ sở nuôi trồng thủy hải sản.
Bước 2: Nộp hồ sơ lên Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi công ty dự định đặt trụ sở. Trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ:
Nếu hồ sơ hơp lệ: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp.
Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Đối với công ty sản xuất, chế biến thủy hải sản
Tương tự như thủ tục thành lập công ty, cơ sở nuôi trồng thủy hải sản. Để thành lập công ty sản xuất, chế biến thủy hải sản, công ty cũng cần thực hiện thủ tục theo Luật doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP, thủ tục bao gồm 02 bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ thành lập công ty sản xuất, chế biến thủy hải sản.
Bước 2: Nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi công ty dự định đặt trụ sở. Trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ:
Nếu hồ sơ hơp lệ: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp.
Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Chuẩn bị những hồ sơ gì để xin giấy phép kinh doanh thủy hải sản
Để hoàn tất hồ sơ xin giấy phép kinh doanh thủy hải sản, cơ sở kinh doanh cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP, bao gồm những giấy tờ sau:
Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
Dự thảo điều lệ của công ty;
Danh sách cổ đông/ thành viên sáng lập/ người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp;
Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ sau:
Thẻ căn cước công dân/ Giấy chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên là cá nhân;
Quyết định thành lập; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản ủy quyền; Giấy tờ cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
Giấy ủy quyền cho người đại diện nộp hồ sơ (nếu có).
Chứng minh nhân dân của người đại diện nộp hồ sơ (nếu có).
Xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y thủy sản đối với cơ sở sản xuất chế biến thủy hải sản
Để xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y thủy sản đối với cơ sở sản xuất chế biến thủy hải sản, cơ sở kinh doanh cần chuẩn bị những hồ sơ được quy định tại Thông tư số 09/2016/TTBNNPTNT, bao gồm những giấy tờ sau:
Đơn đề nghị cấp/cấp lại Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y theo Mẫu 01 của Phụ lục II Thông tư số 09/2016/TTBNNPTNT ngày 01/6/2016;
Bản chính Mô tả tóm tắt về cơ sở theo Mẫu số 02 của Phụ lục II Thông tư số 09/2016/TTBNNPTNT ngày 01/6/2016.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như trên, cơ sở kinh doanh cần thực hiện việc xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y thủy sản theo trình tự sau đây:
Bước 1: Cơ sở kinh doanh nộp hồ sơ tại Cơ quan kiểm dịch (Trạm Kiểm dịch động vật thủy sản xã, phường, thị trấn)
Bước 2: Xử lý hồ sơ. Cơ quan kiểm dịch sẽ thẩm xét tính hợp lệ của hồ sơ và thông báo cho cơ sở kết quả xử lý hồ sơ.
Bước 3: Cơ quan kiểm dịch kiểm tra, thẩm định tại cơ sở:
Thành lập Đoàn kiểm tra, thẩm định.
Tiến hành kiểm tra, thẩm định tại cơ sở.
Lập biên bản kiểm tra, thẩm định.
Bước 4: Cơ quan kiểm dịch xử lý kết quả kiểm tra, thẩm định và cấp giấy chứng nhận.
Thông báo kết quả và cấp giấy chứng nhận: Đối với cơ sở có kết quả đạt yêu cầu: Cấp Giấy chứng nhận; Đối với cơ sở có kết quả không đạt yêu cầu: Yêu cầu Cơ sở thực hiện và báo cáo kết quả khắc phục các sai lỗi, thời hạn khắc phục.
Trường hợp khắc phục sai lỗi không đạt: Thông báo cho cơ sở về kết quả thẩm định lại và dự kiến thời gian lần thẩm định tiếp theo.