THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY VÀNG BẠC TẠI VŨNG TÀU
THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY VÀNG BẠC TẠI VŨNG TÀU
Quý khách đang muốn tìm hiểu bài viết hướng dẫn Thủ tục thành lập công ty vàng bạc tại Vũng Tàu. Quý khách đang muốn tìm công ty tư vấn thành lập công ty nhanh chóng và uy tín. Hãy đến với Gia Minh đơn vị chuyên làm giấy phép và dịch vụ kế toán. Chúng tôi sẽ tư vấn và hoàn tất các thủ tục thành lập công ty một cách nhanh nhất.
Cơ sở pháp lý
Luật doanh nghiệp 2020;
Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 về đăng ký doanh nghiệp
Thông tư 01/202/TT-BKHĐT ngày 16/03/2021 Hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp
Quyết định 27/2018/QĐ-Ttg ngày 06/07/2018 Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng
Thông tư 16/2012/TT-NHNN hướng dẫn Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.
Thông tư 38/2012/TT-NHNN quy định về trạng thái vàng của tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
Khái niệm vàng, bạc và kim loại quý là gì?
Vàng là một kim loại quý có màu vàng sẫm, ánh đỏ. Vàng có tên tiếng Latin là Aurum. Vàng nguyên chất là kim loại tương đối mềm, dễ kéo dài, dát mỏng, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. Đối với các sản phẩm vàng được kinh doanh trên thị trường thì vàng được chia làm các loại sau: vàng trang sức, mỹ nghệ; vàng miếng; vàng nguyên liệu. Trong đó:
Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).
Vàng trang sức, mỹ nghệ là các sản phẩm vàng có hàm lượng từ 8 Kara (tương đương 33,33%) trở lên, đã qua gia công, chế tác để phục vụ nhu cầu trang sức, trang trí mỹ thuật.
Vàng miếng là vàng được dập thành miếng, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép sản xuất hoặc vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ.
Vàng nguyên liệu là vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng và các loại vàng khác.
Cùng với vàng, các kim loại quý khác như bạc và đá quý khác cũng được pháp luật có những quy định riêng. Đây cũng là những loại tài sản thuộc nhóm “kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và động sản khác” được liệt kê phải kê khai trong phòng, chống tham nhũng (Điểm b khoản 1 Điều 35 về “Tài sản, thu nhập phải kê khai”, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018).
Ngày nay, việc kinh doanh vàng, bạc, đá quý thường ở dạng trang sức mỹ nghệ, vàng miếng và vàng nguyên liệu theo đó:
Vàng trang sức, mỹ nghệ được hiểu là các sản phẩm vàng có hàm lượng từ 8 Kara (tương đương 33,33%) trở lên, đã qua gia công, chế tác để phục vụ nhu cầu trang sức, trang trí mỹ thuật. (theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 24/2012/NĐ-CP)
Vàng miếng là vàng được ép thành miếng, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây được gọi là Ngân hàng Nhà nước) cho phép sản xuất hoặc vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ. (theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2012/NĐ-CP)
Vàng nguyên liệu là vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng và các loại vàng khác. (theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 24/2012/NĐ-CP).
Điều kiện kinh doanh tiệm vàng trang sức, mỹ nghệ
Để có thể hoạt động kinh doanh tiệm vàng trang sức, mỹ nghệ thì doanh nghiệp hoặc đơn vị phải đáp ứng được những điều kiện được quy định.
Về pháp lý
Đăng ký kinh doanh: Bạn cần đăng ký kinh doanh với cơ quan chính quyền địa phương hoặc cơ quan liên quan. Quy trình này thường bao gồm việc điền đơn đăng ký, nộp giấy tờ xác nhận như giấy phép kinh doanh và các tài liệu liên quan.
Giấy phép và giấy tờ: Bạn cần có các giấy phép và giấy tờ cần thiết để kinh doanh. Điều này có thể bao gồm giấy phép mua bán vàng, giấy chứng nhận nguồn gốc sản phẩm, giấy chứng nhận về chất lượng sản phẩm, và các giấy tờ liên quan khác. Các yêu cầu cụ thể về giấy phép và giấy tờ sẽ khác nhau theo quốc gia và khu vực.
Nguồn gốc và chất lượng sản phẩm: Bạn cần tuân thủ các quy định về nguồn gốc và chất lượng sản phẩm. Điều này có thể bao gồm việc đảm bảo rằng các sản phẩm vàng trang sức và mỹ nghệ đáp ứng tiêu chuẩn và yêu cầu quy định về chất lượng và xuất xứ.
Quy định về kinh doanh và thuế: Bạn cần tuân thủ các quy định về kinh doanh và thuế. Điều này có thể bao gồm việc đóng thuế, báo cáo tài chính, và tuân thủ các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh vàng trang sức và mỹ nghệ.
An ninh và bảo vệ: Bạn cần tuân thủ các quy định về an ninh và bảo vệ. Điều này có thể bao gồm việc lắp đặt hệ thống camera giám sát, thiết lập biện pháp bảo vệ để phòng chống mất trộm và bảo vệ khách hàng.
Luật bảo vệ người tiêu dùng: Khi kinh doanh tiệm vàng trang sức và mỹ nghệ, bạn cần tuân thủ các quy định về bảo vệ người tiêu dùng. Điều này bao gồm việc cung cấp thông tin chính xác về sản phẩm, đảm bảo quyền lợi và sự hài lòng của khách hàng.
Về cơ sở kinh doanh
Thiết kế không gian: Xác định những yêu cầu cụ thể của tiệm vàng của bạn, bao gồm diện tích, mục đích sử dụng, trưng bày sản phẩm, khu vực làm việc, và không gian cho khách hàng. Tìm kiếm dịch vụ của một kiến trúc sư hoặc nhà thiết kế nội thất để tạo ra một thiết kế hợp lý và thu hút khách hàng.
Vật liệu và trang thiết bị: Chọn vật liệu xây dựng và trang thiết bị nội thất phù hợp với tiệm vàng của bạn. Ví dụ: sàn gỗ, đá tự nhiên hoặc gạch men có thể tạo ra một cảm giác sang trọng và chuyên nghiệp. Đồng thời, lựa chọn trưng bày sản phẩm, tủ kệ và thiết bị chiếu sáng để hiển thị trang sức một cách tốt nhất.
Hệ thống chiếu sáng: Đảm bảo rằng tiệm vàng được trang bị ánh sáng tốt để làm nổi bật và làm rõ các sản phẩm trang sức. Sử dụng ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo phù hợp để tạo ra không gian thu hút và tôn vinh sản phẩm của bạn.
Bảo mật và an ninh: Đối với một tiệm vàng, an ninh là yếu tố quan trọng. Xem xét việc cài đặt hệ thống báo động, camera giám sát và các biện pháp bảo mật khác để bảo vệ sản phẩm và an toàn cho khách hàng. Các biện pháp bảo mật cần tuân theo các quy định pháp luật và các tiêu chuẩn an ninh áp dụng trong ngành vàng.
Tiện nghi và không gian làm việc: Đảm bảo rằng tiệm vàng có đủ không gian để thực hiện các hoạt động kinh doanh như thiết kế, chế tác và sửa chữa trang sức. Cũng cần có các khu vực để lưu trữ công cụ, vật liệu, và phòng làm việc cho nhân viên.
Kinh nghiệm mở tiệm vàng
Chọn được điểm kinh doanh thích hợp:
Khi lựa chọn địa điểm mở tiệm vàng bạc, nữ trang nên dựa trên những tiêu chí sau:
Chọn khu vực có an ninh tốt, gần những cơ quan an ninh nhà nước.
Vị trí ở nơi dễ nhìn thấy, ở mặt tiền góc đường càng tốt.
Đông người qua lại, gần chợ, siêu thị, khu vực trung tâm…
Tạo dựng thương hiệu trên thị trường:
Nếu bạn muốn học cách mở tiệm vàng lâu dài và phát triển thì bắt buộc phải tạo dựng thương hiệu. Bạn cần xây dựng một quy trình bán hàng chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, chất lượng và mẫu mã sản phẩm cũng góp phần tạo nên thương hiệu.
Chiến lược về giá cả phù hợp:
Chiến lược về giá phù hợp sẽ giúp bạn tăng 50% quyết định mua hàng của khách. Vì vậy, bạn nên định hướng đối tượng khách hàng để đưa ra mức giá cả hợp lý.
Bảng giá thành lập công ty vàng bạc tại Vũng Tàu
Trình tự, thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ
Bước 1: Doanh nghiệp có nhu cầu sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định đến NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Bước 2: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố xem xét, thẩm định hồ sơ.
Bước 3: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố cấp hoặc từ chối cấp (có văn bản ghi rõ lý do) Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
Điều kiện kinh doanh mua, bán vàng miếng
Khác với 03 hoạt động kinh doanh trên, kinh doanh mua, bán vàng miếng có những điều kiện tương đối phức tạp hơn và doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng trước khi tiến hành kinh doanh.
Điều kiện để được cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng
Là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
Có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên.
Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 02 năm trở lên.
Có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 triệu đồng/năm trở lên trong 02 năm liên tiếp gần nhất (có xác nhận của cơ quan thuế).
Có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 03 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng bao gồm:
Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng (theo mẫu tại Phụ lục 2 Thông tư 16/2012/TT-NHNN);
Danh sách các địa điểm đăng ký làm địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng (trụ sở chính, chi nhánh, địa điểm kinh doanh);
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh và văn bản thể hiện địa điểm đăng ký làm địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng theo Danh sách các địa điểm đăng ký làm địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng đã được đăng ký kinh doanh hoặc đã được thông báo tới cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
Xác nhận của cơ quan thuế về số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng trong 02 năm liền kề trước đó.
Trình tự, thủ tục đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng bao gồm:
Bước 1: Doanh nghiệp gửi hồ sơ đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối).
Bước 2: Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo để Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trên địa bàn kiểm tra về giấy tờ pháp lý chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng địa điểm kinh doanh và tình hình trang thiết bị cần thiết để triển khai hoạt động mua, bán vàng miếng tại địa điểm đăng ký làm địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng.
Bước 3: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố báo cáo kết quả kiểm tra cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối).
Bước 4: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, quyết định việc cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
Cá nhân có được kinh doanh vàng trang sức?
Căn cứ quy định tại Điều 8 Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng:
Điều kiện hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ
Doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ.
Theo đó, điều kiện kinh doanh vàng trang sức phải là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật. Do vậy, khi cá nhân muốn kinh doanh vàng trang sức thì bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng quy định như sau:
Nguyên tắc quản lý
…
Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
Như vậy, kinh doanh vàng trang sức là hoạt động kinh doanh có điều kiện, tuy nhiên chỉ cần có đăng ký kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (không cần đáp ứng thêm điều kiện cấp Giấy phép riêng như đối với kinh doanh vàng miếng).
Thủ tục thành lập công ty vàng bạc tại Vũng Tàu do Gia Minh đã chia sẻ mong rằng sẽ giúp bạn một phần nào giải đáp các thắc mắc liên quan đến việc thành lập công ty, hãy liên hệ với Gia Minh để hỗ trợ tốt nhất nhé!
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Dịch vụ thành lập công ty nhanh tại Vũng Tàu
Dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh tại Vũng Tàu
Thành lập công ty cổ phần tại Vũng Tàu
Dịch vụ thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn tại Vũng Tàu
Thành lập công ty TNHH có vốn đầu tư nước ngoài tại Vũng Tàu
CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH
Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111
Zalo: 0853 388 126
Gmail: dvgiaminh@gmail.com
Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com
Địa chỉ: Số 1386/11/1 đường 30/4, Phường 12, Thành Phố Vũng Tàu, Bà Rịa – Vũng Tàu
Địa chỉ: Số 10 Tôn Thất Tùng, Phường 7, Thành Phố Vũng Tàu, Bà Rịa – Vũng Tàu