Thành lập công ty kinh doanh xăng dầu

Rate this post

THÀNH LẬP CÔNG TY KINH DOANH XĂNG DẦU

Muốn Xin giấy phép xây dựng cây xăng thì doanh nghiệp phải thành lập công ty kinh doanh xăng dầu thì doanh nghiệp mới có thể bán lẻ hay bán buôn ra thị trường.

Thủ tục thành lập công ty kinh doanh xăng dầu
Thủ tục thành lập công ty kinh doanh xăng dầu

Điều kiện kinh doanh xuất, nhập khẩu xăng dầu:

Công ty / doanh nghiệp được thành lập theo đúng quy định của pháp luật

Có cầu cảng chuyên dụng nằm trong hệ thống cảng quốc tế của Việt Nam, tiếp nhận được tàu chở xăng dầu hoặc phương tiện vận tải xăng dầu khác có trọng tải tối thiểu 7.000 tấn; và kho tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu dung tích tối thiểu 15.000 m3 ; thuộc sở hữu hoặc thuê để sử dụng kinh doanh từ 05 năm trở lên

Có hệ thống phân phối xăng dầu, bao gồm: tối thiểu 10 cửa hàng bán lẻ và tối thiểu 40 tổng đại lý hoặc đại lý bản lẻ xăng dầu; thuộc hệ thống phân phối của doanh nghiệp

Mở cửa hàng bán lẻ xăng dầu

Doanh nghiệp (DN) kinh doanh cửa hàng bán lẻ xăng dầu được Sở công thương cấp giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu khi đủ các điều kiện quy định tại Điều 24 Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu:

Cửa hàng thuộc sở hữu của DN là đại lý hoặc DN nhận quyền bán lẻ, phân phối, kinh doanh xuất nhập khẩu, sản xuất xăng dầu có hệ thống phân phối

DN đề nghị cấp phải đứng tên tại Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu

Được xây dựng và có các trang thiết bị đúng theo các quy định hiện hành về tiêu chuẩn, an toàn phòng cháy – chữa cháy, bảo vệ môi trường của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền

Cán bộ nhân viên được đào tạo và có chứng chỉ hành nghề về nghiệp vụ phòng cháy – chữa cháy

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư: dvgiaminh@gmail.com

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho chúng tôi: 0939 456 569 - 0936 146 055 (zalo).

Làm đại lý bán lẻ xăng dầu

DN hoặc cá nhân sẽ được Sở công thương cấp giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bản lẻ xăng dầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện dưới đây theo Điều 19 nghị định 83:

Cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu của doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu;

Công ty được thành lập theo quy định của pháp luật, trong giấy chứng nhận đăng ký DN có đăng ký kinh doanh (ĐKKD) xăng dầu;

Cán bộ nhân viên được đào tạo và có chứng chỉ hành nghề về nghiệp vụ phòng cháy – chữa cháy.

Làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu

Được thành lập theo đúng quy định của pháp luật và trong giấy chứng nhận đăng ký DN có ĐKKD xăng dầu

Kho hoặc bể xăng dầu dung tích tối thiểu 2.000 m3 và phương tiện vận tải xăng dầu thuộc quyền sở hữu DN hoặc thuê sử dụng từ 05 năm trở lên

Hệ thống phân phối xăng dầu, gồm

Có tối thiểu 10 của hàng thuộc các đại lý bán lẻ xăng dầu được cấp giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu

Có tối thiểu 05 cửa hàng bán lẻ

Nằm trong hệ thống phân phối của DN đầu mối và chịu sự kiểm soát của công ty hoặc cá nhân đó

Cán bộ nhân viên được đào tạo và có chứng chỉ hành nghề về nghiệp vụ phòng cháy – chữa cháy

Có phòng thử nghiệm đủ năng lực kiểm tra, thử nghiệm chỉ tiêu chất lượng xăng dầu phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn đã được công bố áp dụng (Đối với doanh nghiệp phân phối xăng dầu)

Thủ tục thành lập công ty kinh doanh xăng dầu

Dịch vụ thành lập công ty kinh doanh xăng dầu
Dịch vụ thành lập công ty kinh doanh xăng dầu

Bước 1: Thủ tục thành lập công ty kinh doanh xăng dầu

Đầu tiên, quý khách hàng cần xác định rõ mã ngành kinh doanh xăng dầu để bổ sung thông tin đăng ký kinh doanh dễ dàng theo dự định ban đầu. DN có thể tham khảo một số mã ngành nghề kinh doanh xăng dầu dưới đây:

Mã ngành 4661: bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan: bán buôn nhiên liệu, dầu bôi trơn, dầu mỡ nhờn

Mã ngành 4730: bán lẻ nhiên liệu động cơ trong các cửa hàng: bán lẻ dầu, mỡ bôi trơn và sản phẩm làm mát động cơ

Mã ngành 4530: bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác

Mã ngành 4653: bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp

Mã ngành 4659: bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác:

Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khai khoáng, xây dựng;

Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy văn phòng

Đọc thêm:

Điều kiện và thủ tục xin cấp phép bán lẻ xăng dầu

Mở cửa hàng kinh doanh gas như thế nào

Mã ngành 3312: sửa chữa máy móc, thiết bị

Mã ngành 4513: đại lý ô tô và xe có động cơ khác: ô tô vận tải, ô tô chở khách loại trên 12 chỗ ngồi

Mã ngành 4511: bán buôn ô tô và xe có động cơ khác: ô tô vận tải, ô tô chở khách loại trên 12 chỗ ngồi

Mã ngành 4541: bán mô tô, xe máy

Mã ngành 4512: bán lẻ ô tô con

Mã ngành 4649: bán buôn đồ dùng khác cho gia đình

Bán buôn văn phòng phẩm

Bán buôn đồ điện gia dụng, đèn và bộ đèn điện

Mã ngành 4321: lắp đặt hệ thống điện

Mã ngành 4663: bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng

Mã ngành 4662: bán buôn kim loại và quặng kim loại

Mã ngành 4933: vận tải hàng hoá bằng đường bộ

Mã ngành 4520: bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác

Hồ sơ cần chuẩn bị đầy đủ bao gồm những loại giấy tờ sau để xin giấy phép kinh doanh xăng dầu:

Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh mở công ty xăng dầu theo mẫu quy định

Biên bản điều lệ doanh nghiệp

Bản sao CMND, thẻ căn cước hay hộ chiếu

Bản sao của giấy chứng nhận tư cách pháp nhân của thành viên doanh nghiệp và các cổ đông trực thuộc của công ty

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Quyết định thành lập doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu hay tài liệu tương đương có xác nhận hợp lệ

Giấy uỷ quyền (trường hợp chủ doanh nghiệp không tự thực hiện)

Bước 2: Thủ tục xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu

Sau khi hoàn tất thủ tục thành lập công ty kinh doanh xăng dầu, bạn cần tiến hành xin cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu như sau:

Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu.

Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu

Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu

Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu

Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu

Đối với các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận kể trên, công ty cần nộp 01 bộ hồ sơ về Bộ công thương, Sở công thương

Xin giấy phép kinh doanh đối với ngành nghề có điều kiện

Hồ sơ và thủ tục xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm

Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

  • Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:
  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (kèm theo Nghị định 155/2018/NĐ-CP);
  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm 

 Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định như sau:

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 35 Luật An toàn thực phẩm;

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

(Căn cứ Điều 36 Luật An toàn thực phẩm)

Hồ sơ và thủ tục xin giấy chứng nhận mã số mã vạch

 Hồ sơ đăng ký sử dụng mã số, mã vạch

 Đơn đăng ký sử dụng mã số, mã vạch theo quy định tại Mẫu số 12 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 13/2022/NĐ-CP;

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định thành lập.

Như vậy, so với hiện hành thì hồ sơ đăng ký sử dụng mã số, mã vạch có sự thay đổi ở phần đơn đăng ký.

(Khoản 5 Điều 2 Nghị định 13/2022/NĐ-CP, điểm a khoản 1 Điều 19c Nghị định 74/2018/NĐ-CP)

Đơn đăng ký sử dụng mã số, mã vạch

Nộp hồ sơ đăng ký sử dụng mã số, mã vạch ở đâu?

Người đăng ký sử dụng mã số, mã vạch nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.

(Khoản 2 Điều 19a, khoản 2 Điều 19c Nghị định 74/2018/NĐ-CP)

Trình tự đăng ký sử dụng mã số, mã vạch

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng mã số, mã vạch nộp hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Bước 2: Xử lý hồ sơ

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức thẩm định hồ sơ:

Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ để sửa đổi, bổ sung;

Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đóng các khoản phí theo quy định, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận mã số mã vạch.

Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận không quá 03 năm kể từ ngày cấp.

Bước 3: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

(Điểm a khoản 3 Điều 19c Nghị định 74/2018/NĐ-CP)

Hồ sơ và thủ tục xin giấy đăng ký nhãn hiệu

Tra cứu nhãn hiệu: nhằm kiểm tra có nhãn hiệu trùng hay tương tự với nhãn hiệu của chủ thể khác hay không. Đồng thời đánh giá được khả năng nhãn hiệu đó có được cấp văn bằng bảo hộ hay không.

Có 02 hình thức tra cứu để khách hàng tham khảo và cân nhắc

Tra cứu sơ bộ miễn phí trên đường link http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php Cục SHTT.

Tra cứu có trả phí tra cứu từ Cục SHTT

Hoặc có thể truy cập vào bài viết Hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu để tìm hiểu chi tiết.

Với số lượng đăng ký đơn hằng năm là rất nhiều nên việc tra cứu nhằm đảm bảo khả năng đăng ký nhãn hiệu.

Hồ sơ đăng ký bao gồm:

02 Tờ khai yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (theo mẫu số 04-NH Thông tư 01/2007/TT BKHCN)

05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo (tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm. Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ);

Chứng từ nộp phí, lệ phí.

01 Bản sao y Giấy phép đăng ký kinh doanh có công chứng hoặc chứng minh thư/hộ chiếu/thẻ căn cước công dân để lấy thông tin soạn hồ sơ (mục đích là để lấy thông tin soạn giấy ủy quyền và hồ sơ đăng ký);

01 Giấy ủy quyền (trường hợp cá nhân, tổ chức ủy quyền cho tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp nộp đơn)

Các tài liệu khác (nếu có):

Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);

Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;

Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;

Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Hình thức nộp đơn:

Nộp trực tiếp:

Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ. Cụ thể:

Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng

Nộp đơn trực tuyến:

Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.

Đầu tiên, người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi đơn đăng ký nhãn hiệu trên Hệ thống tiếp nhận đơn, khi hoàn thành người nộp đơn sẽ nhận Phiếu xác nhận nộp đơn trực tuyến.

Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi đơn, người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ trong giờ giao dịch để xuất trình Phiếu xác nhận nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có) và nộp phí/lệ phí theo quy định. Sau đó cán bộ nhận đơn sẽ thực hiện việc cấp số đơn vào Tờ khai trên Hệ thống

Trường hợp người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn, tài liệu trực tuyến sẽ bị hủy và Thông báo hủy tài liệu được gửi cho người nộp đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn.

Dịch vụ thành lập công ty kinh doanh xăng dầu do Gia Minh thực hiện cam kết đem đến sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.

điều kiện thành lập công ty kinh doanh xăng dầu
điều kiện thành lập công ty kinh doanh xăng dầu

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Những quy định của nhà nước về lĩnh vực xăng dầu

Xin giấy phép đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu

Thủ tục xin kinh doanh bán lẻ xăng dầu tại sở công thương

Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cho cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu

Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh gas (LPG)

Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh gas tại TPHCM

Thẩm quyền và điều kiện chung khi thành lập và xin cấp phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ

THÀNH LẬP CÔNG TY KINH DOANH XĂNG DẦU

CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH

Hotline: 0932 785 561 – 0868 458 111

Gmail: dvgiaminh@gmail.com

Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo